Trang chủ Thay đổi đăng ký doanh nghiệp Giảm vốn điều lệ công ty

Giảm vốn điều lệ công ty

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, giảm vốn điều lệ để điều chỉnh mức vốn hoạt động phù hợp với tình hình kinh doanh của doanh nghiệp là vấn đề tất yếu. Vậy để giảm vốn điều lệ cần những điều kiện gì và thủ tục giảm vốn ra sao. Sau đây, Luật HT xin cung cấp đến Quý khách hàng thủ tục giảm vốn điều lệ như sau:

Các trường hợp giảm vốn điều lệ

Giảm vốn điều lệ công ty cổ phần

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 công ty cổ phần có thể giảm vốn theo một trong các trường hợp sau:

  • Theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông, công ty hoàn trả một phần vốn góp cho cổ đông theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong công ty nếu công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục từ 02 năm trở lên kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho cổ đông;
  • Mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông ;
  • Mua lại cổ phần theo quyết định của công ty;
  • Vốn điều lệ không được các cổ đông thanh toán đầy đủ và đúng thời hạn góp vốn sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Giảm vốn điều lệ công ty TNHH 1 thành viên

  • Hoàn trả một phần vốn góp cho chủ sở hữu công ty nếu công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục từ 02 năm trở lên kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả phần vốn góp cho chủ sở hữu công ty;
  • Vốn điều lệ không được chủ sở hữu công ty thanh toán đầy đủ và đúng hạn góp vốn sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Giảm vốn điều lệ của công ty TNHH 2 thành viên

  • Hoàn trả một phần vốn góp cho thành viên theo tỷ lệ phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ của công ty nếu đã hoạt động kinh doanh liên tục từ 02 năm trở lên kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho thành viên;
  • Công ty mua lại phần vốn góp của thành viên;
  • Vốn điều lệ không được các thành viên thanh toán đầy đủ và đúng hạn góp vốn sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Hồ sơ giảm vốn điều lệ

  • Thông báo thay đổi vốn điều lệ (do người đại diện pháp luật ký);
  • Nghị quyết, Quyết định của chủ sở hữu công ty về việc giảm vốn điều lệ đối với công ty TNHH 1 thành viên;
  • Quyết định và biên bản họp của Hội đồng thành viên về việc giảm vốn đối với công ty TNHH 2 thành viên;
  • Quyết định và biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông về việc giảm vốn đối với công ty cổ phần;
  • Văn bản ủy quyền cho người thực hiện thủ tục giảm vốn.

Lưu ý đặc biệt:

  • Riêng trường hợp của công ty TNHH 2 thành viên, giảm vốn điều lệ sẽ làm thay đổi cơ cấu sở hữu vốn góp của thành viên. Nên hồ sơ cần có thêm nội dung thay đổi phần vốn góp, tỷ lệ phần vốn góp của thành viên công ty TNHH và danh sách thành viên.

giam von dieu le

Thủ tục thực hiện để giảm vốn điều lệ

Bước 1: Chuẩn bị các thông tin sau để soạn hồ sơ

  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty;
  • Số vốn điều lệ của công ty sau khi giảm;
  • Danh sách thành viên công ty TNHH;
  • Danh sách cổ đông công ty cổ phần.

Bước 2: Soạn thảo hồ sơ

  • Tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp, hồ sơ giảm vốn sẽ có các tài liệu khác nhau. Trường hợp có vướng mắc, Quý khách hàng vui lòng liên hệ Luật HT để được hỗ trợ.

Bước 3: Nộp hồ sơ giảm vốn

  • Cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính;
  • Hình thức nộp: Qua mạng điện tử;
  • Thời gian thẩm định hồ sơ: 03 ngày làm việc.

Bước  4: Nhận kết quả

  • Trường hợp hồ sơ hợp lệ doanh nghiệp sẽ được cấp Đăng ký doanh nghiệp thay đổi;
  • Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

Các lưu ý cần biết khi làm thủ tục giảm vốn điều lệ

  • Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày việc giảm vốn điều lệ được thanh toán xong, công ty phải thông báo bằng văn bản về việc giảm vốn đến Cơ quan đăng ký kinh doanh;
  • Sau khi giảm vốn điều lệ, doanh nghiệp phải công bố thông tin thay đổi trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong vòng 30 ngày từ ngày thay đổi;
  • Vì mức thuế môn bài doanh nghiệp phải đóng hàng năm dựa vào vốn điều lệ ghi trên giấy phép. Nên trường hợp việc giảm vốn làm giảm mức thuế môn bài, doanh nghiệp cần làm nộp tờ khai thuế môn bài bổ sung chậm nhất là ngày 30/01 năm sau (theo Điểm a Khoản 1 Điều 10 Nghị định 126/2020/NĐ-CP);
  • Công ty phải thực hiện việc thông báo cho các cơ quan liên quan nếu đây là nghĩa vụ đã được ghi nhận trong thỏa thuận, trong hợp đồng đã ký. Ví dụ: Hợp đồng vay vốn quy định khi công ty biến động về tổng tài sản phải thông báo cho ngân hàng;
  • Công ty và các thành viên vẫn phải chịu trách nhiệm và đảm bảo thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã giảm vốn.

Dịch vụ về giảm vốn điều lệ công ty của Luật HT

  • Tư vấn các điều kiện và các vấn đề pháp lý phát sinh liên quan đến giảm vốn;
  • Tư vấn các thủ tục với cơ quan nhà nước để giảm vốn điều lệ công ty;
  • Tư vấn cho khách hàng chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến thủ tục để giảm vốn;
  • Nộp hồ sơ, theo dõi và nhận kết quả bàn giao cho khách hàng;
  • Tư vấn các thủ tục sau khi thành lập doanh nghiệp, nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp.

Công ty Luật HT luôn sẵn sàng đồng hành, hỗ trợ tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp. Mọi khó khăn, vướng mắc Quý khách hàng vui lòng liên hệ hoặc gửi email để được chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng và kịp thời.

Liên hệ HTLaw Liên hệ hỗ trợ qua Zalo Fanpage Facebook
0977659898