Trang chủ Thành lập công ty Hướng dẫn thành lập công ty giải trí

Hướng dẫn thành lập công ty giải trí

Để thành lập công ty giải trí, tổ chức, cá nhân thành lập công ty phải đáp ứng các quy định của pháp luật Doanh nghiệp. Đồng thời, tùy thuộc vào ngành nghề kinh doanh giải trí cụ thể, công ty giải trí phải xin giấy phép hoạt động tương ứng. Luật HT xin gửi đến Quý khách hàng nội dung hướng dẫn thành lập công ty giải trí để các nhà đầu tư dự định kinh doanh lĩnh vực này nắm được trình tự, thủ tục và những lưu ý khi thành lập công ty.

thanh lap cong ty giai tri

Công ty giải trí được hiểu là loại hình công ty kinh doanh các dịch vụ, sản phẩm đem lại sự thư giãn nhằm giải tỏa sự căng thẳng của trí não, tạo sự hứng thú cho con người, để con người có điều kiện phát triển toàn diện về trí tuệ, thể lực, sức khỏe và thẩm mỹ. Thành lập công ty giải trí được thực hiện qua các bước sau:

Bước 1: Thành lập công ty giải trí

Ở bước này, công ty thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho công ty, để thành lập công ty cần lưu ý các vấn đề sau:

Thứ nhất, lựa chọn loại hình công ty thành lập

Tùy thuộc vào số lượng thành viên tham gia góp vốn thành lập công ty, chủ thể tham gia thành lập có thể lựa chọn một trong các loại hình công ty phổ biến sau:

  • Công ty TNHH 1 thành viên: do 01 cá nhân hoặc 01 tổ chức góp vốn thành lập, chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn góp đã góp vào công ty;
  • Công ty TNHH 2 thành viên trở lên: có từ 02 đến 50 thành viên góp vốn thành lập, thành viên công ty chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn góp của mình;
  • Công ty cổ phần: có từ 03 thành viên là cổ đông sáng lập, cổ đông công ty chịu trách nhiệm về tài sản và các nghĩa vụ khác trong phạm vi cổ phần sở hữu;
  • Công ty hợp danh:  phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn;
  • Doanh nghiệp tư nhân: do 01 cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Thứ hai, lựa chọn địa chỉ đặt trụ sở công ty

  • Trụ sở chính của công ty đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của công ty và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có). Không đặt trụ sở công ty tại địa chỉ là căn hộ chung cư hoặc nhà tập thể. Chỉ đặt trụ sở tại nhà mặt đất, tòa nhà văn phòng, thương mại, các địa điểm được phép kinh doanh.

Thứ ba, lựa chọn đăng ký số vốn điều lệ hoạt động

  • Vốn điều lệ của công ty đầu tư là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty TNHH, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần;
  • Vốn điều lệ sẽ tùy thuộc vào nhu cầu, khả năng của công ty;
  • Trường hợp ngành nghề giải trí công ty kinh doanh có quy định về vốn pháp định thì cần đăng ký vốn điều lệ ít nhất là bằng vốn pháp định;
  • Vốn điều lệ là căn cứ để xác định mức thuế môn bài hằng năm mà công ty phải đóng: Vốn điều lệ trên 10 tỷ thuế môn bài đóng hằng năm là 3.000.000đ; Vốn điều lệ từ 10 tỷ trở xuống thuế môn bài đóng hằng năm là 2.000.000 đồng.

Thứ tư, lựa chọn tên công ty

  • Tên công ty được đặt theo cách thức: Loại hình công ty + Tên riêng, cụ thể:

Công ty TNHH phải có cụm từ “Công ty TNHH” hoặc “Công ty Trách nhiệm hữu hạn”;

Công ty cổ phần phải có cụm từ ” Công ty cổ phần” hoặc “Công ty CP”;

Doanh nghiệp tư nhân phải có cụm từ “Doanh nghiệp tư nhân”;

Công ty hợp danh phải có cụm từ “Công ty hợp danh”.

  • Lưu ý về việc đặt tên: Không được đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký; Không được sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức chính trị xã hội-nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó; Tên doanh nghiệp không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Thứ năm, đăng ký ngành nghề kinh doanh thành lập công ty giải trí

Danh mục ngành nghề đăng ký kinh doanh thuộc lĩnh vực giải trí gồm có:

STTTên ngànhMã ngành
1Hoạt động sản xuất phim điện ảnh, phim video và chương trình truyền hình5911
2Hoạt động phát hành phim điện ảnh, phim video và chương trình truyền hình5913
3Hoạt động chiếu phim5914
4Hoạt động ghi âm và xuất bản âm nhạc5920
5Hoạt động dịch vụ công nghệ thông tin và dịch vụ khác liên quan đến máy vi tính

Chi tiết: Cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng

6209
6Cổng thông tin

Chi tiết:

– Thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp;

– Thiết lập mạng xã hội.

6312
7Cho thuê thiết bị thể thao, vui chơi giải trí7721
8Cho thuê băng, đĩa video7722
9Giáo dục thể thao và giải trí8551
10Giáo dục văn hóa nghệ thuật8552
11Hoạt động sáng tác, nghệ thuật và giải trí9000
12Hoạt động xổ số, cá cược và đánh bạc9200
13Hoạt động của các cơ sở thể thao9311
14Hoạt động của các câu lạc bộ thể thao9312
15Hoạt động thể thao khác

Chi tiết:

– Hoạt động của các nhà đạo diễn hoặc các nhà tổ chức các sự kiện thể thao, có hoặc không có cơ sở;

– Hoạt động của các vận động viên và những người chơi thể thao bằng tài khoản sở hữu cá nhân, trọng tài, người bấm giờ v.v…;

– Hoạt động của các liên đoàn thể thao và các ban điều lệ;

– Hoạt động liên quan đến thúc đẩy các sự kiện thể thao;

– Hoạt động của các chuồng nuôi ngựa đua, các chuồng nuôi chó và các gara ô tô;

– Hoạt động của các khu săn bắt và câu cá thể thao;

– Hoạt động hỗ trợ cho câu cá và săn bắn mang tính thể thao hoặc giải trí.

9319
16Hoạt động của các công viên vui chơi và công viên theo chủ đề9321
17Hoạt động vui chơi giải trí khác chưa được phân vào đâu

Chi tiết:

– Các hoạt động vui chơi và giải trí khác (trừ các công viên vui chơi và công viên theo chủ đề);

– Hoạt động của các khu giải trí, bãi biển, bao gồm cho thuê các phương tiện như nhà tắm, tủ có khoá, ghế tựa, dù che.v.v…;

– Hoạt động của các cơ sở vận tải giải trí, ví dụ như đi du thuyền;

– Cho thuê các thiết bị thư giãn như là một phần của các phương tiện giải trí;

– Hoạt động hội chợ và trưng bày các đồ giải trí mang tính chất giải trí tự nhiên;

– Hoạt động của các sàn nhảy;

– Hoạt động của các phòng hát karaoke.

9329
18Tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại

Chi tiết: Tổ chức sự kiện

8230

Thứ sáu, chọn người đại diện theo pháp luật của công ty

Người đại diện theo pháp luật của công ty giải trí phải đáp ứng các tiêu chuẩn và điều kiện sau:

Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh của công ty và điều kiện khác do Điều lệ công ty quy định;

Không thuộc các trường hợp sau:

  • Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức.
  • Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ trường hợp người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước.
  • Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật Doanh nghiệp năm 2020, trừ trường hợp người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác.
  • Người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân.
  • Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tam giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.

Hồ sơ thành lập công ty giải trí

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  • Điều lệ công ty bảo vệ;
  • Danh sách thành viên (đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên);
  • Danh sách cổ đông (đối với công ty cổ phần);
  • Bản sao các giấy tờ sau:

Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật, chủ sở hữu doanh nghiệp, gồm có: Chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu;

Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên góp vốn công ty là cá nhân (CMND/CCCD/Hộ chiếu); Giấy tờ pháp lý (Quyết định thành lập/ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác) của tổ chức đối với thành viên công ty là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền (đối với trường hợp chủ sở hữu là tổ chức ủy quyền cho cá nhân quản lý phần góp vốn).

  • Văn bản ủy quyền cho người thực hiện thủ tục thành lập công ty.

Nộp hồ sơ thành lập công ty giải trí 

  • Công ty nộp 01 bộ hồ sơ và lệ phí công bố thông tin doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử tại: Cổng thông tin Đăng ký doanh nghiệp Quốc gia theo địa chỉ: dangkykinhdoanh.gov.vn;
  • Trong thời gian 03 ngày làm việc cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ thẩm định hồ sơ thành lập và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho công ty;
  • Lệ phí công bố thông tin là: 100.000 đồng.

Các thủ tục về hoạt động kinh doanh phải thực hiện sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

  • Khắc dấu công ty;
  • Treo biển tại địa chỉ công ty;
  • Đăng ký mua chữ ký số điện tử;
  • Đăng ký phát hành hóa đơn điện tử;
  • Mở và thông báo khoản ngân hàng cho công ty;
  • Kê khai và nộp thuế môn bài;
  • Xin giấy phép hoạt động kinh doanh tương ứng với ngành nghề mà công ty giải trí đăng ký;

Bước 2: Xin giấy phép hoạt động kinh doanh sau khi thành lập công ty giải trí

Như đã đề cập ở trên, sau khi thành lập công ty giải trí phải xin giấy phép kinh doanh đối với những ngành nghề giải trí có điều kiện, một vài ví dụ cụ thể như sau:

Công ty giải trí kinh doanh ngành nghề “Game online” (Cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng). Công ty phải xin các loại giấy phép sau:

  • Đối với dịch vụ trò chơi điện tử G1: công ty được kinh doanh dịch vụ khi có Giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử và Quyết định phê duyệt nội dung, kịch bản đối với từng trò chơi điện tử do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp;
  • Đối với dịch vụ trò chơi điện tử G2, G3, G4: công ty được kinh doanh dịch vụ khi có Giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử và thông báo cung cấp dịch vụ đối với từng trò chơi điện tử.

Công ty giải trí kinh doanh ngành nghề “Mạng xã hội” phải xin giấy phép thiết lập mạng xã hội.

Công ty giải trí kinh doanh ngành nghề “Dịch vụ thể thao” (mở trung tâm tập gym, yoga, thể dục nhịp điệu) phải xin giấy phép kinh doanh dịch vụ thể thao.

Công ty giải trí kinh doanh ngành nghề ” Phòng hát karaokei” phải xin giấy phép đủ điều kiện an ninh trật tự.

Dịch vụ thành lập công ty giải trí của Luật HT

  • Tư vấn các nội dung cần chuẩn bị để thành lập công ty giải trí;
  • Tư vấn soạn thảo hồ sơ thành lập công ty;
  • Tư vấn thủ tục để thực hiện thành lập công ty giải trí;
  • Tư vấn các điều kiện để xin giấy phép kinh doanh ngành nghề của công ty giải trí;
  • Tư vấn cho khách hàng chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến thủ tục thành lập công ty giải trí;
  • Nộp hồ sơ, theo dõi và nhận kết quả bàn giao cho khách hàng;
  • Tư vấn các thủ tục sau khi thành lập doanh nghiệp, nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp;

Công ty Luật HT luôn sẵn sàng đồng hành, hỗ trợ tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp. Mọi khó khăn, vướng mắc Quý khách hàng vui lòng liên hệ hoặc gửi email để được chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng và kịp thời.

Liên hệ HTLaw Liên hệ hỗ trợ qua Zalo Fanpage Facebook
0977659898