Thành lập công ty dịch thuật – Điều kiện, thủ tục thực hiện
Để thành lập công ty dịch thuật chủ sở hữu công ty cần đáp ứng các điều kiện gì ? Thủ tục thành lập ra sao? là vướng mắc của rất nhiều người khi kinh doanh lĩnh vực này. Bài viết sau đây của Luật HT sẽ giải đáp các nội dung trên đến Quý khách hàng.
Mục lục
Cơ sở pháp lý
- Luật Doanh nghiệp 2022;
- Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;
- Nghị định số 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch;
- Thông tư số 20/2015/TT-BTP đã quy định và hướng dẫn thực hiện những một số điều trong Nghị định số 23/2015/NĐ-CP.
Điều kiện thành lập công ty dịch thuật
Dịch thuật được hiểu là hoạt động bao gồm việc luận giải ý nghĩa của một đoạn văn – văn bản gốc để chuyển sang một ngôn ngữ khác, tạo thành bản dịch chuẩn xác nội dung, đầy đủ ý nghĩa tương đương với văn bản gốc. Dịch thuật chính là kỹ thuật chuyển đổi từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác.
Ngành kinh doanh dịch vụ dịch thuật là ngành nghề kinh doanh không có điều kiện, chính vì vậy khi thành lập công ty dịch thuật cá nhân, tổ chức chỉ cần đáp ứng các điều kiện thành lập theo quy định của pháp luật Doanh nghiệp như sau:
Lựa chọn loại hình công ty thành lập
Các loại hình công ty hiện nay được nhiều tổ chức, cá nhân lựa chọn để thành lập gồm có:
- Công ty TNHH 1 thành viên: là loại hình công ty do 1 cá nhân hoặc tổ chức làm chủ sở hữu;
- Công ty TNHH 2 thành viên trở lên: là loại hình công ty có từ 2 đến 50 thành viên, thành viên có thể là tổ chức hoặc cá nhân;
- Công ty cổ phần: là loại hình công ty phải có ít nhất 3 thành viên là tổ chức hoặc cá nhân làm cổ đông sáng lập.
Như vậy, phụ thuộc vào số lượng thành viên tham gia thành lập công ty có thể lựa chọn được loại hình công ty tương ứng, với mỗi loại hình công ty thì sẽ có cơ cấu tổ chức quản lý khác nhau. Ngoài các loại hình công ty kể trên, công ty dịch thuật cũng có thể lựa chọn các loại hình như Doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh để thành lập nhưng các loại hình này không phổ biến.
Đặt tên công ty
- Tên công ty được đặt theo nguyên tắc: Loại hình công ty + Tên riêng
- Ví dụ: CÔNG TY TNHH DỊCH THUẬT ATOZ; CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH THUẬT ATOZ
- Lưu ý: Tên công ty không được đặt trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của các công ty đã thành lập trước đó, để kiểm tra tên công ty có bị trùng hoặc gây nhầm lẫn hay không Quý khách hàng vui lòng liên hệ Luật HT để được hỗ trợ tra cứu miễn phí.
Đăng ký địa chỉ trụ sở công ty
- Địa chỉ trụ sở công ty phải được đặt tại nhà riêng, tòa nhà văn phòng, không đặt tại chung cư, nhà tập thể vì địa điểm này không có chức năng kinh doanh.
- Địa chỉ trụ sở được ghi đầy đủ các thông tin chi tiết từ số nhà/ngõ/ngách/đường/phố/thôn/xóm/tổ/ấp/quận/huyện/tỉnh/thành theo địa giới hành chính, có số điện thoại và phải liên lạc được.
Đăng ký ngành nghề kinh doanh công ty dịch thuật
Ngành nghề kinh doanh của công ty được đăng ký theo mã ngành cấp 4 quy định tại Quyết định 27/2018/QĐ-TTg về Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành. Một số ngành nghề công ty dịch thuật đăng ký như sau:
- Mã ngành 7490: Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ khác chưa được phân vào đâu
Chi tiết: Hoạt động dịch thuật
- Mã ngành 1812: Dịch vụ liên quan đến in
- Mã ngành 1820: Sao chép bản ghi các loại
- Mã ngành 1811: In ấn
- Mã ngành 8219: Photo, chuẩn bị tài liệu và các hoạt động hỗ trợ văn phòng đặc biệt khác
Đăng ký vốn điều lệ
Vốn điều lệ là nguồn vốn để công ty duy trì hoạt động kinh doanh, nguồn vốn này khi thành lập công ty thành viên công ty không phải chứng minh, tuy nhiên cần phải cam kết góp đủ và đúng hạn số vốn điều lệ đã đăng ký khi thành lập và chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn cam kết góp. Các thành viên trong công ty tự thỏa thuận số vốn của mỗi người góp để thành lập công ty.
Lựa chọn người đại diện theo pháp luật của công ty giữ các chức danh Giám đốc, Tổng giám đốc, Chủ tịch HĐTV, Chủ tịch HĐQT
Hồ sơ thành lập công ty dịch thuật
- Điều lệ công ty
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
- Danh sách thành viên (đối với công ty TNHH)
- Danh sách cổ đông sáng lập (đối với công ty cổ phẩn)
- Văn bản ủy quyền ( nếu người nộp hồ sơ không phải đại diện pháp luật)
- Bản sao công chứng CMND/CCCD/Hộ chiếu của các thành viên, đại diện pháp luật và người được ủy quyền nộp hồ sơ
Nộp hồ sơ thành lập công ty dịch thuật
- Hồ sơ thành lập công ty được nộp tại Sở kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính, trong thời hạn 03 ngày làm việc cơ quan quản lý đăng ký kinh doanh sẽ thẩm định hồ sơ và cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho công ty.
- Lệ phí công bố thông tin doanh nghiệp là 100.000 đồng, lệ phí là bắt buộc.
Các thủ tục cần thực hiện sau khi thành lập công ty dịch thuật
- Khắc dấu công ty (dấu tròn); dấu chức danh;
- Treo biển tại trụ sở công ty;
- Đăng ký chữ ký số điện tử;
- Đăng ký phát hành hóa đơn điện tử;
- Thông báo áp dụng phương pháp tính thuế với cơ quan thuế;
- Mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp, đăng ký mẫu 08 tài khoản ngân hàng với cơ quan thuế, đăng ký nộp thuế điện tử với ngân hàng;
- Góp vốn đầy đủ đúng hạn trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày cấp đăng ký kinh doanh.
Người dịch trong công ty dịch thuật cần lưu ý các nội dung sau
Tiêu chuẩn và điều kiện của người dịch trong công ty dịch thuật
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật;
- Có bằng cử nhân ngoại ngữ trở lên về thứ tiếng nước ngoài cần dịch hoặc có bằng tốt nghiệp đại học trở lên đối với thứ tiếng nước ngoài cần dịch:
Người dịch phải có trình độ cử nhân (đại học) ngoại ngữ trở lên về thứ tiếng nước ngoài cần dịch hoặc có bằng đại học trở lên đối với chuyên ngành khác được học bằng thứ tiếng nước ngoài cần dịch. Trường hợp có bằng đại học trở lên đối với chuyên ngành khác được học bằng thứ tiếng nước ngoài cần dịch thì người dịch cần xuất trình thêm bảng điểm hoặc giấy tờ để chứng minh ngôn ngữ học của mình;
- Đối với ngôn ngữ không phổ biến mà người dịch không có bằng cử nhân ngoại ngữ, bằng tốt nghiệp đại học theo quy định thì phải thông thạo ngôn ngữ cần dịch:
Ngôn ngữ phổ biến được hiểu là ngôn ngữ được thể hiện trên nhiều giấy tờ, văn bản được sử dụng tại Việt Nam và nhiều người Việt Nam có thể dịch ngôn ngữ này ra tiếng Việt hoặc ngược lại. Ví dụ: tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Nga, tiếng Trung Quốc, tiếng Hàn Quốc, tiếng Nhật Bản, tiếng Tây Ban Nha.
Ngôn ngữ không phổ biến là ngôn ngữ ít được thể hiện trên giấy tờ, văn bản sử dụng tại Việt Nam và ít người có thể dịch được ngôn ngữ này ra tiếng Việt hoặc ngược lại. Ví dụ: tiếng Mông Cổ, tiếng Ấn Độ…
Trách nhiệm của người dịch và người thực hiện chứng thực chữ ký người dịch
- Người dịch phải chịu trách nhiệm trước khách hàng, trước cơ quan thực hiện chứng thực về tính chính xác của nội dung bản dịch; không được dịch những giấy tờ, văn bản quy định tại Điều 32 của Nghị định 23/2015/NĐ-CP để yêu cầu chứng thực chữ ký người dịch;
- Người thực hiện chứng thực chịu trách nhiệm về tính xác thực về chữ ký của người dịch trong bản dịch.
Giấy tờ, văn bản không được dịch để chứng thực chữ kí người dịch
- Giấy tờ, văn bản đã bị tẩy xóa, sửa chữa; thêm, bớt nội dung không hợp lệ;
- Giấy tờ, văn bản đã bị hỏng, cũ nát không xác định được nội dung;
- Giấy tờ, văn bản đóng dấu mật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc không đóng dấu mật nhưng ghi rõ không được dịch;
- Giấy tờ, văn bản có nội dung trái pháp luật, đạo đức xã hội; tuyên truyền, kích động chiến tranh chống xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xuyên tạc lịch sử của dân tộc Việt Nam; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, tổ chức, vi phạm quyền công dân;
- Giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp công chứng hoặc chứng nhận chưa được hợp pháp hóa lãnh sự.
Dịch vụ tư vấn thành lập công ty dịch thuật của Luật HT
- Tư vấn hồ sơ, giấy tờ, thông tin cần chuẩn bị để thành lập công ty dịch thuật;
- Tư vấn điều kiện để thực hiện thủ tục thành lập công ty dịch thuật;
- Soạn thảo hồ sơ thành lập công ty dịch thuật;
- Tư vấn các nội dung cần lưu ý trong và sau khi thành lập công ty dịch thuật;
- Nộp hồ sơ, theo dõi và nhận kết quả bàn giao cho khách hàng;
- Tư vấn các thủ tục sau khi thành lập doanh nghiệp, nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp
Công ty Luật HT luôn sẵn sàng đồng hành, hỗ trợ tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp. Mọi khó khăn, vướng mắc Quý khách hàng vui lòng liên hệ hoặc gửi email để được chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng và kịp thời.