Thành lập công ty giáo dục
Kinh doanh giáo dục tư thục là một trong những lĩnh vực rất phát triển, được nhiều nhà đầu tư ưa chuộng. Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư đang còn băn khoăn, vướng mắc trong vấn đề thành lập công ty giáo dục. Sau đây, Luật HT xin chia sẻ tới các nhà đầu tư việc thành lập công ty giáo dục trong phạm vi bài viết dưới đây.
Mục lục
Cơ sở pháp lý thành lập công ty giáo dục
- Luật Doanh nghiệp năm 2020;
- Nghị định 01/2021/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp;
- Nghị định 143/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp;
- Quyết định 27/2018/QĐ-TTg Ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.
Công ty giáo dục được hiểu là công ty do tổ chức hoặc cá nhân đứng ra đầu tư, thành lập công ty giáo dục đào tạo kinh doanh về mảng giáo dục, hay còn gọi là giáo dục tư thục. Để thành lập công ty giáo dục cần thực hiện các bước sau:
Bước 1: Thành lập công ty giáo dục
Hồ sơ thành lập công ty gồm có:
- Giấy đề nghị đăng ký thành lập công ty giáo dục;
- Điều lệ công ty giáo dục;
- Danh sách thành viên (công ty TNHH hai thành viên trở lên);
- Danh sách cổ đông (công ty cổ phần);
- Bản sao Chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu đối với cá nhân;
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với tổ chức và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo ủy quyền của tổ chức;
- Tài liệu khác (trong trường hợp cần thiết);
- Văn bản ủy quyền cho người thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp.
Để soạn thảo được hồ sơ thành lập công ty, chủ sở hữu cần cung cấp các thông tin sau:
- Tên công ty;
- Địa chỉ, số điện thoại liên lạc;
- Người đại diện theo pháp luật;
- Vốn điều lệ và tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của các thành viên trong công ty;
- Ngành nghề kinh doanh mở rộng;
- Bản sao ông chứng giấy tờ chứng thực của cá nhân (CCCD; CMND, Hộ chiếu); ĐKDN đối với thành viên là pháp nhân.
Cách thức nộp hồ sơ thành lập công ty giáo dục
Hồ sơ thành lập công ty được nộp tại Phòng đăng ký kinh doanh (Sở kế hoạch và đầu tư) nơi doanh nghiệp đặt địa chỉ trụ sở chính thông qua cổng thông tin điện tử
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, cơ quan quản lý sẽ xem xét hồ sơ và cấp Đăng ký kinh doanh cho công ty.
Các thủ tục sau khi thành lập công ty giáo dục
Sau khi thành lập công ty cần thực hiện các thủ tục sau:
- Công bố thông tin của công ty giáo dục: Các thông tin cần công bố đó là tên công ty; địa chỉ; vốn điều lệ; người đại diện; ngành nghề kinh doanh;
- Khắc dấu công ty (dấu pháp nhân), dấu chức danh: Sau khi được cấp mã số doanh nghiệp, công ty tiến hành khắc dấu công ty và dấu chức danh để thực hiện các giao dịch trong hoạt động của công ty.
- Treo biển công ty giáo dục: việc treo biển tại địa chỉ trụ sở công ty để khi cơ quan thuế kiểm tra; có thể biết được tình trạng công ty đang hoạt động đúng tại địa chỉ trụ sở đã đăng ký. Trường hợp công ty không treo biển cơ quan thuế sẽ không biết được, tình trạng hoạt động dẫn đến việc cơ quan quản lý sẽ đóng mã số thuế gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh;
- Mua chữ ký số: Chữ ký số là thiết bị dùng để doanh nghiệp ký điện tử phục vụ cho việc ký các loại tờ khai thuế, ký hóa đơn điện tử, nộp thuế điện tử;
- Nộp tờ khai môn bài và nộp thuế môn bài: Theo quy định tại Nghị định 22/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 139/2016/NĐ-CP:
- Mở tài khoản ngân hàng và thông báo tài khoản ngân hàng với cơ quan thuế: mỗi công ty cần có ít nhất 1 tài khoản ngân hàng để giao dịch trong hoạt động cung cấp dịch vụ với đối tác, khách hàng, đồng thời thông qua tài khoản công ty cũng thuận tiện trong việc thực hiện được nghĩa vụ nộp thuế điện tử với cơ quan quản lý nhà nước;
- Đề nghị phát hành hóa đơn điện tử: Hóa đơn điện tử là chứng từ xác nhận hoạt động cung cấp dịch vụ, hàng hóa với đối tác trong hoạt động kinh doanh của công ty. Sau khi thành lập để sử dụng hóa đơn điện tử doanh nghiệp nộp hồ sơ gồm: Quyết định phát hành, mẫu hóa đơn đến cơ quan thuế quản lý xét duyệt và đồng ý chấp thuận sử dụng;
- Lưu trữ các tài liệu, chứng từ liên quan đến công ty.
Bước 2: Xin cấp giấy phép con tương ứng với ngành nghề kinh doanh trong lĩnh vực giáo dục
Kinh doanh giáo dục là ngành nghề có điều kiện, do đó tùy vào mã ngành kinh doanh công ty giáo dục, điều kiện về thủ tục để xin giấy phép con cho hoạt động của các cơ sở giáo dục sẽ khác nhau.
Ngành nghề kinh doanh giáo dục gồm có:
Tên ngành | Mã ngành |
Giáo dục nhà trẻ | 8511 |
Giáo dục mẫu giáo | 8512 |
Giáo dục tiểu học | 8521 |
Giáo dục trung học cơ sở | 8522 |
Giáo dục trung học phổ thông | 8523 |
Đào tạo sơ cấp | 8531 |
Đào tạo trung cấp | 8532 |
Đào tạo cao đẳng | 8533 |
Đào tạo đại học | 8541 |
Đào tạo thạc sỹ | 8542 |
Đào tạo tiến sỹ | 8543 |
Giáo dục thể thao và giải trí | 8551 |
Giáo dục văn hóa nghệ thuật | 8552 |
Giáo dục khác chưa được phân vào đâu | 8559 |
Dịch vụ hỗ trợ giáo dục | 8560 |
Sau đây, Luật HT xin cung cấp tới Quý khách một trường hợp cụ thể về thủ tục xin giấy phép con đối ngành nghề kinh doanh của công ty giáo dục:
Thủ tục xin giấy phép thành lập trung tâm ngoại ngữ của công ty giáo dục
Điều kiện trung tâm ngoại ngữ cần đáp ứng:
1. Điều kiện về cơ sở vật chất:
Cơ sở vật chất, trang thiết bị, chương trình, tài liệu dạy học, nguồn kinh phí phù hợp, bảo đảm chất lượng giáo dục theo kế hoạch xây dựng, phát triển và quy mô hoạt động của trung tâm, cụ thể:
- Có giáo trình, tài liệu, thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập theo yêu cầu của chương trình đào tạo;
- Có đủ phòng học, phòng chức năng phù hợp, đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo; phòng làm việc cho bộ máy hành chính theo cơ cấu tổ chức của trung tâm để phục vụ công tác quản lý, đào tạo. Phòng học đủ ánh sáng, có diện tích tối thiểu bảo đảm 1,5 m2/học viên/ca học;
- Có khu vực cho cán bộ, giáo viên và học viên nghỉ giải lao, nghỉ giữa giờ.
2. Điều kiện về giáo viên:
Gồm giáo viên cơ hữu, giáo viên hợp đồng giáo viên là người Việt Nam, giáo viên là người bản ngữ (đối với từng ngoại ngữ cụ thể) đảm bảo mỗi lớp học có một cán bộ hoặc giáo viên theo dõi, quản lý (Tối thiểu 3 giáo viên) đáp ứng các điều kiện sau:
Giáo viên là người Việt Nam đủ điều kiện dạy ngoại ngữ khi đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
- Có bằng cao đẳng sư phạm ngoại ngữ trở lên;
- Có bằng cao đẳng ngoại ngữ trở lên và chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm.
Giám đốc trung tâm ngoại ngữ phải có các điều kiện như sau:
- Có nhân thân tốt;
- Có năng lực quản lý;
- Tốt nghiệp đại học ngoại ngữ hoặc tốt nghiệp đại học và có chứng chỉ ngoại ngữ tối thiểu bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương.
- Có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.
Hồ sơ xin phép bao gồm:
- Tờ trình xin cấp phép hoạt động trung tâm ngoại ngữ, tin học;
- Đề án thành lập trung tâm ngoại ngữ, tin học gồm các nội dung: Tên trung tâm, địa điểm đặt trung tâm, sự cần thiết và cơ sở pháp lý của việc thành lập trung tâm; mục tiêu, nhiệm vụ của trung tâm; chương trình giảng dạy, quy mô đào tạo; cơ sở vật chất của trung tâm; cơ cấu tổ chức của trung tâm, sơ yếu lý lịch của người dự kiến làm Giám đốc trung tâm;
- Quyết định thành lập trung tâm ngoại ngữ, tin học;
- Xác nhận của Ủy ban nhân dân phường, xã nơi đặt trụ sở rằng việc hoạt động của trung tâm là đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội;
- Nội quy hoạt động của trung tâm;
- Báo cáo về trang thiết bị làm việc của văn phòng, lớp học, phòng thực hành, cơ sở phục vụ đào tạo trong đó phải có:
- Văn bản chứng minh về quyền sở hữu (hoặc hợp đồng thuê) đất, nhà,
- Chương trình, giáo trình, tài liệu dạy học;
- Danh sách trích ngang cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên kèm theo hợp đồng lao động, bản sao văn bằng, chứng chỉ chuyên môn của từng cá nhân. Giáo viên người nước ngoài phải có đầy đủ hồ sơ theo quy định của nhà nước;
- Sơ yếu lý lịch của người làm giám đốc trung tâm có xác nhận của chính quyền địa phương nơi cư trú hoặc xác nhận của cơ quan có thẩm quyền; Bản sao hợp lệ văn bằng chuyên môn, chứng minh nhân dân; Giấy khám sức khỏe hợp lệ.
- Các quy định về học phí, lệ phí;
Trình tự thực hiện:
- Trung tâm ngoại ngữ, tin học gửi 01 bộ hồ sơ xin phép đến Sở Giáo dục và Đào tạo nơi doanh nghiệp mở trung tâm.
- Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ thẩm định và cấp giấy phép cho trung tâm ngoại ngữ
Dịch vụ thành lập công ty giáo dục của Luật HT
- Tư vấn điều kiện, quy định pháp luật có liên quan đến thủ tục thành lập công ty giáo dục, tư vấn các chính sách thuế liên quan khi thành lập công ty năm 2022;
- Tư vấn, soạn thảo hồ sơ thành lập công ty;
- Tư vấn và tra cứu miễn phí tư cách người đại diện theo pháp luật của công ty;
- Tư vấn pháp luật thuế, dịch vụ kế toán trong hoạt động của công ty giáo dục;
- Tư vấn đặt tên công ty và tra cứu miễn phí tên để thành lập công ty;
- Tư vấn về trụ sở đăng ký công ty giáo dục (Lưu ý: theo quy định của Luật Nhà ở 2014 địa chỉ trụ sở đăng ký kinh doanh không được là nhà tập thể và nhà chung cư vì đây là khu vực có chức năng để ở, trừ trường hợp các tòa nhà chung cư hỗn hợp có xây dựng khu vực có chức năng kinh doanh);
- Tư vấn về mức vốn của công ty phù hợp với hoạt động kinh doanh của công ty;
- Tư vấn ngành nghề kinh doanh phù hợp với nhu cầu hoạt động của doanh nghiệp cũng như điều kiện quy định của pháp luật;
- Đại diện khách hàng thực hiện thủ tục thành lập công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Theo dõi quá toàn bộ quá trình nộp hồ sơ thành lập công ty;
- Tư vấn các thủ tục bắt buộc phải thực hiện sau khi thành lập công ty.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của công ty Luật HT về vấn đề thành lập công ty giáo dục theo quy định của pháp luật. Nếu Quý khách còn bất kỳ khó khăn, vướng mắc nào về vấn đề này, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất!