Trang chủ Thành lập công ty Thành lập công ty logistics điều kiện và thủ tục thực hiện

Thành lập công ty logistics điều kiện và thủ tục thực hiện

Các thương nhân hiện nay thành lập công ty logistics nhằm cung cấp các dịch vụ xuất nhập khẩu, giao hàng, nhận hàng, tư vấn, lưu kho, vận chuyển, thực hiện các công việc liên quan như làm thủ tục hải quan, đóng gói bao bì hoặc một số dịch vụ khác về hàng hóa, sản phẩm để được nhận được tiền từ khách hàng. Đây là lĩnh vực được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước quan tâm do có tiềm năng lớn. Tuy nhiên, kinh doanh dịch vụ logistics là một ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Vậy điều kiện và thủ tục thành lập công ty kinh doanh dịch vụ logistics được thực hiện như thế nào? Quý khách hàng vui lòng tham khảo bài viết hữu ích sau đây:

Mục lục

Cơ sở pháp lý

  • Biểu cam kết Việt Nam tham gia WTO;
  • Luật Thương mại 2005;
  • Luật Đầu tư 2020;
  • Luật Doanh nghiệp 2020;
  • Luật Bưu chính;
  • Và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Công ty kinh doanh dịch vụ logistics là gì?

Theo quy định tại Điều 233 Luật Thương mại 2005, Logistics là một hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc một số công việc liên quan đến hàng hóa như: nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi mã ký hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao.

Các loại dịch vụ logistics hiện nay

  • Dịch vụ xếp dỡ container, trừ dịch vụ cung cấp tại các sân bay;
  • Dịch vụ kho bãi container thuộc dịch vụ hỗ trợ vận tải biển;
  • Dịch vụ kho bãi thuộc dịch vụ hỗ trợ mọi phương thức vận tải;
  • Dịch vụ chuyển phát;
  • Dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa;
  • Dịch vụ đại lý làm thủ tục hải quan (bao gồm cả dịch vụ thông quan);
  • Dịch vụ khác, bao gồm các hoạt động sau: Kiểm tra vận đơn, dịch vụ môi giới kiểm định hàng hóa, dịch vụ lấy mẫu và xác định trọng lượng, dịch vụ nhận và chấp nhận hàng dịch vụ chuẩn bị chứng từ vận tải;
  • Dịch vụ hỗ trợ bán buôn, hỗ trợ bán lẻ bao gồm cả hoạt động quản lý hàng lưu kho, thu gom, tập hợp, phân loại hàng hóa và giao hàng;
  • Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải biển;
  • Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường thủy nội địa;
  • Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường sắt;
  • Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vân tải đường bộ;
  • Dịch vụ vân tải hàng không;
  • Dịch vụ vận tải đa phương thức;
  • Dịch vụ phân tích và kiểm định kỹ thuật;
  • Các dịch vụ hỗ trợ vận tải khác;
  • Các dịch vụ khác do thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics và khách hàng thỏa thuận phù hợp với nguyên tắc cơ bản của Luật thương mại.

Các bước thành lập công ty logistics

Thứ nhất, đối với công ty logistics vốn Việt Nam

Bước 1: Chuẩn bị thông tin thành lập công ty, bao gồm:

  • Tên công ty;
  • Địa chỉ trụ sở;
  • Vốn điều lệ;
  • Thông tin thành viên, cổ đông công ty, tỷ lệ góp vốn của các thành viên trong công ty;
  • Tên, chức danh của người đại diện theo pháp luật.

Bước 2: Soạn thảo hồ sơ thành lập công ty logistics, bao gồm:

  • Đơn đề nghị đăng ký thành lập công ty;
  • Điều lệ công ty logistics;
  • Danh sách cổ đông, thành viên công ty;
  • Quyết định góp vốn và văn bản ủy quyền quản lý vốn góp trường hợp thành viên, cổ đông công ty là tổ chức;
  • Bản sao công chứng các loại giấy tờ sau: CMND/CCCD/Hộ chiếu của cá nhân, ĐKKD của tổ chức;
  • Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ thành lập công ty.

Bước 3: Nộp hồ sơ thành lập công ty logistics

  • Công ty nộp 01 bộ hồ sơ và lệ phí công bố thông tin doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử tại: Cổng thông tin Đăng ký doanh nghiệp Quốc gia theo địa chỉ: dangkykinhdoanh.gov.vn;
  • Trong thời gian 03 ngày làm việc cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ thẩm định hồ sơ thành lập và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho công ty;
  • Lệ phí công bố thông tin là: 100.000 đồng.

Bước 4: Nhận kết quả Giấy chứng nhận đăng ký thành lập công ty logistics và thực hiện các thủ tục sau thành lập

  • Khắc dấu công ty;
  • Treo biển tại địa chỉ công ty;
  • Đăng ký mua chữ ký số điện tử;
  • Đăng ký phát hành hóa đơn điện tử;
  • Mở và thông báo khoản ngân hàng cho công ty;
  • Kê khai và nộp thuế môn bài;
  • Xin giấy phép hoạt động kinh doanh tương ứng với ngành nghề mà công ty giải trí đăng ký;

Bước 5: Đáp ứng điều kiện và xin giấy phép hoạt động tương ứng với dịch vụ logistics công ty cung cấp

Tùy thuộc vào từng loại hình dịch vụ logistics mà công ty cung cấp cho khách hàng, công ty phải đáp ứng điều kiện và xin giấy phép tương ứng với dịch vụ đó, ví dụ:

  • Đối với dịch vụ chuyển phát hàng hóa: Công ty phải xin giấy phép bưu chính;
  • Đối với dịch vụ vận tải hàng hóa bằng xe ô tô: Công ty phải xin giấy phép vận tải hàng hóa bằng xe ô tô;
  • Đối với dịch vụ làm thủ tục hải quan: Công ty phải xin giấy xác nhận là Đại lý làm thủ tục hải quan.

Thứ hai, đối với công ty logistics có vốn đầu tư nước ngoài

Bước 1: Xin giấy chứng nhận đầu tư hoặc đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty Việt Nam

Điều kiện nhà đầu tư khi thành lập công ty logistics phải đáp ứng:

Không giống như công ty Việt Nam, khi nhà đầu tư nước ngoài vào thành lập công ty logistics tại thị trường Việt Nam, nhà đầu tư phải đáp ứng những điều kiện về vốn, hình thức đầu tư để thành lập công ty, cụ thể:

Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải biển (trừ vận tải nội địa):

  • Được thành lập các công ty vận hành đội tàu treo cờ Việt Nam hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49%. Tổng số thuyền viên nước ngoài làm việc trên các tàu treo cờ quốc tịch Việt Nam (hoặc được đăng ký ở Việt Nam) thuộc sở hữu của các công ty này tại Việt Nam không quá 1/3 định biên của tàu. Thuyền trưởng hoặc thuyền phó thứ nhất phải là công dân Việt Nam.
  • Công ty vận tải biển nước ngoài được thành lập doanh nghiệphoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp.

Trường hợp kinh doanh dịch vụ xếp dỡ container thuộc các dịch vụ hỗ trợ vận tải biển

  • Được thành lập doanh nghiệphoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 50%. Nhà đầu tư nước ngoài được phép thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh.
  • Trường hợp kinh doanh dịch vụ xếp dỡ container thuộc các dịch vụ hỗ trợ mọi phương thức vận tải, trừ dịch vụ cung cấp tại các sân bay, được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 50%.

Trường hợp kinh doanh dịch vụ thông quan thuộc dịch vụ hỗ trợ vận tải biển

  • Dịch vụ hỗ trợ vận tải biển được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó có vốn góp của nhà đầu tư trong nước. Nhà đầu tư nước ngoài được phép thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh.

Trường hợp kinh doanh các dịch vụ khác

  • Dịch vụ khác bao gồm các hoạt động sau: Kiểm tra vận đơn, dịch vụ môi giới vận tải hàng hóa, kiểm định hàng hóa, dịch vụ lấy mẫu và xác định trọng lượng; dịch vụ nhận và chấp nhận hàng; dịch vụ chuẩn bị chứng từ vận tải, được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó có vốn góp của nhà đầu tư trong nước.

Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường thủy nội địa, dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường sắt

  • Được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49%.

Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường bộ

  • Kinh doanh vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường bộ được thực hiện thông qua hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 51%. 100% lái xe của doanh nghiệp phải là công dân Việt Nam.

Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng không

  • Kinh doanh dịch vụ vận tải hàng không được thực hiện theo quy định của pháp luật về hàng không.

Trường hợp kinh doanh dịch vụ phân tích và kiểm định kỹ thuật

  • Đối với những dịch vụ được cung cấp để thực hiện thẩm quyền của Chính phủ được thực hiện dưới hình thức doanh nghiệp trong đó có vốn góp của nhà đầu tư trong nước sau ba năm hoặc dưới hình thức doanh nghiệp trong đó không hạn chế vốn góp nhà đầu tư nước ngoài sau năm năm, kể từ khi nhà cung cấp dịch vụ tư nhân được phép kinh doanh các dịch vụ đó.
  • Không được kinh doanh dịch vụ kiểm định và cấp giấy chứng nhận cho các phương tiện vận tải.
  • Việc thực hiện dịch vụ phân tích và kiểm định kỹ thuật bị hạn chế hoạt động tại các khu vực địa lý được cơ quan có thẩm quyền xác định vì lý do an ninh quốc phòng.

Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gồm:

  • Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư, gồm cả cam kết chịu mọi chi phí, rủi ro nếu dự án không được chấp thuận;
  • Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư;
  • Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư gồm ít nhất một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
  • Đề xuất dự án đầu tư gồm các nội dung chủ yếu sau: nhà đầu tư hoặc hình thức lựa chọn nhà đầu tư, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ thực hiện, thông tin về hiện trạng sử dụng đất tại địa điểm thực hiện dự án và đề xuất nhu cầu sử dụng đất (nếu có), nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án, đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
  • Trường hợp pháp luật về xây dựng quy định lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thì nhà đầu tư được nộp báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thay cho đề xuất dự án đầu tư;
  • Trường hợp dự án đầu tư không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc tài liệu khác xác định quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
  • Nội dung giải trình về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm định, lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;
  • Tài liệu khác liên quan đến dự án đầu tư, yêu cầu về điều kiện, năng lực của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật (nếu có).

Nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Đối với các dự án đầu tư sau, nhà đầu tư nộp hồ sơ tại Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư, đặt hoặc dự kiến đặt văn phòng điều hành để thực hiện dự án đầu tư:

  • Dự án đầu tư thực hiện tại 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên;
  • Dự án đầu tư thực hiện ở trong và ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế;
  • Dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế nơi chưa thành lập Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế hoặc không thuộc phạm vi quản lý của Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.

Đối với các dự án đầu tư sau, nhà đầu tư nộp hồ sơ tại Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế:

  • Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu chức năng trong khu kinh tế;
  • Dự án đầu tư thực hiện trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.

Hồ sơ đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp gồm:

  • Văn bản đăng ký góp vốn có những nội dung: thông tin về đăng ký doanh nghiệp của tổ chức kinh tế mà nhà đầu tư nước ngoài dự kiến góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp; ngành, nghề kinh doanh; danh sách cổ đông sáng lập, danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài (nếu có); tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trước và sau khi góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế; giá trị giao dịch của hợp đồng góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp; thông tin về dự án đầu tư của tổ chức kinh tế (nếu có);
  • Văn bản thỏa thuận về việc góp vốn giữa nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế nhận góp vốn;
  • Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân, tổ chức góp vốn và tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn;
  • Văn bản kê khai (kèm theo bản sao) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế nhận vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài (đối với trường hợp liên quan đến quốc phòng, an ninh, đất tại đảo, xã, phường, thị trấn biên giới, xã, phường, thị trấn ven biển).

Nộp hồ sơ đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp

  • Hồ sơ được nộp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi tổ chức kinh tế nhận góp vốn đặt trụ sở chính.
  • Nếu không thuộc các trường hợp nêu trên thì thực hiện thủ tục thay đổi cổ đông, thành khi góp vốn vào tổ chức kinh tế. Nếu có nhu cầu đăng ký việc góp vốn thì thực hiện thủ tục như trên.
  • Căn cứ văn bản chấp thuận của Cơ quan đăng ký đầu tư, tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn thực hiện thủ tục thay đổi thành viên, cổ đông tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi có trụ sở chính.

Bước 2: Thành lập công ty có vốn nước ngoài

Chuẩn bị thông tin thành lập công ty logistics, bao gồm:

  • Tên công ty;
  • Địa chỉ trụ sở;
  • Vốn điều lệ;
  • Thông tin thành viên, cổ đông công ty, tỷ lệ góp vốn của các thành viên trong công ty;
  • Tên, chức danh của người đại diện theo pháp luật.

Soạn thảo hồ sơ thành lập công ty logistics, bao gồm:

  • Đơn đề nghị đăng ký thành lập công ty;
  • Điều lệ công ty logistics;
  • Danh sách cổ đông, thành viên công ty;
  • Danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài;
  • Quyết định góp vốn và văn bản ủy quyền quản lý vốn góp trường hợp thành viên, cổ đông công ty là tổ chức;
  • Bản sao công chứng các loại giấy tờ sau: CMND/CCCD/Hộ chiếu của cá nhân, ĐKKD của tổ chức;Đối với thành viên, cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài;
  • Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ thành lập công ty.

Soạn thảo hồ sơ thay đổi vốn điều lệ, thành viên góp vốn trong trường hợp nhà đầu tư góp vốn, mua phần vốn góp, bao gồm:

  • Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;
  • Biên bản họp và quyết định của hội đồng thành viên đối với công ty TNHH, đại hội đồng cổ đông công ty cổ phần;
  • Văn bản của Cơ quan đăng ký đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đối với trường hợp phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp;
  • Bản sao công chứng các loại giấy tờ sau: CMND/CCCD/Hộ chiếu của cá nhân, ĐKKD của tổ chức;Đối với thành viên, cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
  • Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ thành lập công ty.

Nộp hồ sơ thành lập công ty logistics, hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh

  • Công ty nộp 01 bộ hồ sơ và lệ phí công bố thông tin doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử tại: Cổng thông tin Đăng ký doanh nghiệp Quốc gia theo địa chỉ: dangkykinhdoanh.gov.vn;
  • Trong thời gian 03 ngày làm việc cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ thẩm định hồ sơ thành lập và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho công ty;
  • Lệ phí công bố thông tin là: 100.000 đồng.

Nhận kết quả Giấy chứng nhận đăng ký thành lập công ty logistics (áp dụng với trường hợp thành lập công ty mới) và thực hiện các thủ tục sau thành lập

  • Khắc dấu công ty;
  • Treo biển tại địa chỉ công ty;
  • Đăng ký mua chữ ký số điện tử;
  • Đăng ký phát hành hóa đơn điện tử;
  • Mở và thông báo khoản ngân hàng cho công ty;
  • Kê khai và nộp thuế môn bài;
  • Xin giấy phép hoạt động kinh doanh tương ứng với ngành nghề mà công ty giải trí đăng ký;

Bước 5: Đáp ứng điều kiện và xin giấy phép hoạt động tương ứng với dịch vụ logistics công ty cung cấp

Dịch vụ thành lập công ty logistics của Luật HT

  • Tư vấn điều kiện để thực hiện thủ tục thành lập công ty logistics;
  • Tư vấn các thủ tục để thực hiện thành lập công ty logistics;
  • Tư vấn xin giấy chứng nhận đầu tư kinh doanh dịch vụ logistics;
  • Tư vấn cho khách hàng chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến thủ tục thành lập công ty logistics;
  • Nộp hồ sơ, theo dõi và nhận kết quả bàn giao cho khách hàng;
  • Tư vấn các thủ tục sau khi thành lập doanh nghiệp, nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp

Công ty Luật HT luôn sẵn sàng đồng hành, hỗ trợ tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp. Mọi khó khăn, vướng mắc Quý khách hàng vui lòng liên hệ hoặc gửi email để được chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng và kịp thời.

Liên hệ HTLaw Liên hệ hỗ trợ qua Zalo Fanpage Facebook
0977659898