Trang chủ Thành lập công ty Hướng dẫn thành lập công ty may mặc

Hướng dẫn thành lập công ty may mặc

Thành lập công ty may mặc ở Việt Nam hiện nay ngày càng có điều kiện phát triển bởi sự đóng góp của nguồn nguyên liệu dồi dào, mẫu mã, chất lượng đẹp, đồng thời nguồn lao động có tay nghề ngày càng cao. Sự tiếp nhận của người tiêu dùng khiến cho các nhà sản xuất, kinh doanh thời trang liên tục đẩy mạnh đầu tư vào thị trường nội địa. Đây là ngành nghề kinh doanh không có điều kiện, để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp chỉ cần thực hiện thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp với ngành nghề phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

Cơ sở pháp lý

  • Luật doanh nghiệp 2020
  • Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp

thanh lap công ty may mac

Hồ sơ thành lập công ty may mặc

  • Điều lệ công ty;
  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  • Danh sách thành viên (đối với công ty TNHH);
  • Danh sách cổ đông sáng lập (đối với công ty cổ phẩn);
  • Văn bản ủy quyền ( nếu người nộp hồ sơ không phải đại diện pháp luật);
  • Bản sao công chứng CMND/CCCD/Hộ chiếu của các thành viên, đại diện pháp luật và người được ủy quyền nộp hồ sơ.

Để soạn thảo và chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty may mặc, chủ sở hữu, nhà đầu tư cần chuẩn bị thông tin và các tài liệu sau:

Thông tin cần chuẩn bị thành lập công ty may mặc

Lựa chọn loại hình thành lập công ty may mặc

Theo quy định của pháp luật Doanh nghiệp có các loại hình doanh nghiệp sau:

  • Công ty TNHH 1 thành viên: là loại hình công ty do 1 cá nhân hoặc tổ chức làm chủ sở hữu; Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty;
  • Công ty TNHH 2 thành viên trở lên: là loại hình công ty có từ 2 đến 50 thành viên, thành viên có thể là tổ chức hoặc cá nhân; Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp
  • Công ty cổ phần: là loại hình công ty phải có ít nhất 3 thành viên là tổ chức hoặc cá nhân làm cổ đông sáng lập; Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
  • Doanh nghiệp tư nhân: do 1 cá nhân làm chủ và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản mà cá nhân đó có;
  • Công ty hợp danh: có từ 2 thành viên trở lên là thành viên hợp danh, công ty có thể có cả thành viên góp vốn. Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty; Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty

Như vậy, phụ thuộc vào số lượng thành viên tham gia thành lập công ty có thể lựa chọn được loại hình công ty tương ứng, với mỗi loại hình công ty thì sẽ có cơ cấu tổ chức quản lý khác nhau. Trong đó, loại hình công ty TNHH, công ty cổ phần là loại hình được các doanh nghiệp lựa chọn thành lập nhiều nhất hiện nay.

Đặt tên thành lập công ty may mặc

Tên công ty được cấu tạo bởi 2 yếu tố: Loại hình doanh nghiệp + Tên riêng, cụ thể

Lưu ý về việc đặt tên 

  • Tên công ty không được đặt trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký;
  • Không được sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức chính trị xã hội- nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội- nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
  • Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Đặt trụ sở của công ty

  • Theo quy định của Luật nhà ở 2014 địa chỉ trụ sở của công ty không được đặt tại chung cư, nhà tập thể vì chung cư, nhà tập thể là nơi có chức năng để ở, không có chức năng kinh doanh. Trừ trường hợp là tòa nhà hỗn hợp, tuy nhiên phải có văn bản chứng minh các vị trí được phép kinh doanh, thương mại của chủ đầu tư hoặc ban quản lý tòa nhà;
  • Địa chỉ phải có số điện thoại liên lạc, email, fax, website (nếu có).

Đăng ký vốn điều lệ thành lập công ty may mặc

  • Tùy thuộc vào loại hình công ty, vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty. Là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty đối với công ty cổ phần;
  • Khi nộp hồ sơ thành lập công ty, mặc dù cơ quan nhà nước không yêu cầu doanh nghiệp phải chứng minh nguồn vốn, nhưng chủ sở hữu; các thành viên; cổ đông công ty; phải thực hiện nghĩa vụ góp đủ số vốn đã cam kết trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp đăng ký doanh nghiệp;
  • Trường hợp chủ sở hữu; các thành viên; cổ đông công ty; không góp đủ số vốn đã đăng ký thì phải thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hết hạn góp vốn. Trường hợp chủ sở hữu; các thành viên; cổ đông công ty; đã góp đủ vốn điều lệ đã đăng ký thì không phải thực hiện thủ tục thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh;
  • Vốn điều lệ do các thành viên công ty tự thỏa thuận tỷ lệ góp vốn.

Đăng ký ngành nghề may mặc

Với lĩnh vực sản xuất hàng may mặc thì doanh nghiệp có thể tham khảo những mã ngành dưới đây. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể đăng ký thêm một số mã ngành có liên quan như sau:

STTTên ngànhMã ngành
1Sản xuất sợi1311
2Sản xuất vải dệt thoi1312
3Hoàn thiện sản phẩm dệt1313
4Sản xuất vải dệt kim, vải đan móc và vải không dệt khác1391
5Sản xuất hàng may sẵn (trừ trang phục)1392
6Sản xuất thảm, chăn đệm1393
7Sản xuất các loại hàng dệt khác chưa được phân vào đâu1399
8May trang phục (trừ trang phục từ da lông thú)1410
9Sản xuất sản phẩm từ da lông thú1420
10Sản xuất trang phục dệt kim, đan móc1430
11Thuộc, sơ chế da; sơ chế và nhuộm da lông thú1511
12Bán buôn vải, hàng may sẵn, giày dép4641
13Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu

Chi tiết:

– Bán buôn tơ, xơ, sợi dệt

– Bán buôn phụ liệu may mặc và giày dép

 

4669
14Bán lẻ vải, len, sợi, chỉ khâu và hàng dệt khác trong các cửa hàng chuyên doanh4751
15Bán lẻ hàng may mặc, giày dép, hàng da và giả da trong các cửa hàng chuyên doanh4771
16Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác

Chi tiết: Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy dệt, may, da giày

4659

Lựa chọn người đại diện theo pháp luật của công ty

  • Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp; Trung thành với lợi ích của doanh nghiệp; không sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp, không lạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụng tài sản của doanh nghiệp để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác; Thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho doanh nghiệp về việc người đại diện đó và người có liên quan của họ làm chủ hoặc có cổ phần, phần vốn góp chi phối tại các doanh nghiệp khác.
  • Do đó, phải chọn một người có đủ năng lực, kinh nghiệm và có khả năng thực hiện tốt trách nhiệm của một người đại diện pháp luật của công ty may mặc.

Giấy tờ cần chuẩn bị để thành lập công ty may mặc

  • Đối với thành viên là cá nhân, cần chuẩn bị bản sao công chứng một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân như sau: Chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu còn thời hạn sử dụng;
  • Đối với thành viên là tổ chức cần chuẩn bị bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Quyết định thành lập.

Các bước thành lập công ty may mặc

Bước 1: Soạn thảo hồ sơ thành lập công ty dựa trên các thông tin đã chuẩn bị

Bước 2: Kiểm tra hồ sơ, rà soát thông tin và ký hồ sơ

  • Tất cả các thành viên thành lập công ty sẽ phải tham gia ký và ghi rõ họ tên và thành phần hồ sơ

Bước 3: Nộp hồ sơ thành lập công ty may mặc và công bố thông tin công ty

  • Nộp hồ sơ thành lập công ty may mặc được nộp tại Sở kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính thông qua hình thức online.
  • Thủ tục công bố thông tin công ty được thực hiện trong quá trình nộp hồ sơ với mức lệ phí phải thanh toán là 100.000 đồng.

Bước 4: Nhận kết quả giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

  • Trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ sau ngày nhận được hồ sơ, cơ quan quản lý chuyên môn sẽ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho công ty.
  • Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan quản lý chuyên môn sẽ yêu cầu công ty bổ sung, sửa đổi hồ sơ để nộp và xử lý lại từ đầu.

Bước 5: Thực hiện các thủ tục sau khi thành lập công ty may mặc và tiến hành hoạt động kinh doanh

Sau khi công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cần tiến hành các thủ tục cần thiết sau để đi vào hoạt động kinh doanh:

  • Khắc dấu công ty, dấu chức danh;
  • Làm biển và treo biển tại trụ sở công ty;
  • Đăng ký mua chữ ký số để phục vụ cho hoạt động ký điện tử như: ký hóa đơn điện tử, ký tờ khai, báo cáo thuế điện tử;
  • Đăng ký phát hành hóa đơn điện tử với cơ quan thuế;
  • Mở tài khoản ngân hàng;
  • Nộp tờ khai thuế môn bài và nộp thuế môn bài; báo cáo thuế theo tháng, quý, năm.

Dịch vụ thành lập công ty may mặc của Luật HT

  • Tư vấn điều kiện để thực hiện thủ tục thành lập công ty may mặc;
  • Tư vấn các thủ tục để thực hiện thành lập công ty may mặc;
  • Tư vấn cho khách hàng chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến thủ tục thành lập công ty may mặc;
  • Nộp hồ sơ, theo dõi và nhận kết quả bàn giao cho khách hàng;
  • Tư vấn các thủ tục sau khi thành lập doanh nghiệp, nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp.

Công ty Luật HT luôn sẵn sàng đồng hành, hỗ trợ tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp. Mọi khó khăn, vướng mắc Quý khách hàng vui lòng liên hệ hoặc gửi email để được chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng và kịp thời.

Liên hệ HTLaw Liên hệ hỗ trợ qua Zalo Fanpage Facebook
0977659898