Thành lập công ty truyền thông – 5 bước thực hiện
Công ty truyền thông là các công ty hoạt động trong lĩnh vực quảng cáo, maketing, sản xuất video, xây dựng hình ảnh, thương hiệu nhằm tạo ra những thông điệp lôi cuốn, nội dung có giá trị cho khách hàng. Để kinh doanh trong lĩnh vực này, trước hết cần phải nắm rõ thủ tục thành lập công ty truyền thông với các bước như sau:
Mục lục
Bước 1: Chuẩn bị thông tin trước khi thành lập công ty truyền thông
Lựa chọn loại hình công ty truyền thông
Tùy thuộc vào số thành viên tham gia thành lập công ty, có thể lựa chọn 1 trong các loại hình công ty sau:
- Công ty hợp danh: Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (gọi là thành viên hợp danh), ngoài thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn.
- Công ty TNHH một thành viên: do 01 tổ chức hoặc 01 cá nhân làm chủ sở hữu công ty.
- Công ty TNHH hai thành viên trở lên: Phải có tối thiếu 02 thành viên; tối đa là 50 thành viên.
- Công ty cổ phần: Phải có tối thiếu 03 cổ đông; không hạn chế số lượng tối đa.
- Doanh nghiệp tư nhân: do 01 cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
- Tên của công ty truyền thông
Lựa chọn tên công ty
Tên công ty đăng ký gồm có tên Tiếng việt; Tên nước ngoài; Tên viết tắt
- Tên tiếng việt: gồm Loại hình công ty + Tên riêng;
- Tên nước ngoài: được viết bằng chữ latinh và dịch tương ứng với tên Tiếng việt, các công ty thường sử dụng tên tiếng anh làm tên nước ngoài của công ty;
- Tên viết tắt: là tên viết tắt của tên Tiếng việt hoặc tên nước ngoài.
Lưu ý, những điều cấm trong đặt tên công ty:
- Không được đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký.
- Không được sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức chính trị xã hội-nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của các cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
- Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Lựa chọn người đại diện theo pháp luật
- Công ty truyền thông lựa chọn người đại diện theo pháp luật có năng lực, khả năng quản lý điều hành công ty, khi thành lập công ty người đại diện không cần phải nộp bằng cấp, chứng chỉ của mình.
Lựa chọn đăng ký số vốn điều lệ của công ty
- Công ty kê khai mức vốn điều lệ cho phù hợp với quy định của pháp luật khi kinh doanh ngành nghề truyền thông, vốn điều lệ là một trong những căn cứ để công ty kê khai và nộp thuế môn bài.
Lựa chọn địa chỉ của công ty
- Trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có). Không đặt địa chỉ trụ sở công ty tại chung cư, nhà tập thể.
Ngành nghề kinh doanh
Trong lĩnh vực truyền thông có khá nhiều ngành nghề nên công ty lựa chọn mã ngành phù hợp với khả năng kinh doanh của mình. Ví dụ một số ngành nghề và mã ngành trong lĩnh vực truyền thông theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg, cụ thể:
Mã ngành 7310 | Quảng cáo |
Mã ngành 7320 | Nghiên cứu thị trường và thăm dò dư luận |
Mã ngành 7420 | Hoạt động nhiếp ảnh |
Mã ngành 6021 | Hoạt động truyền hình |
Mã ngành 5912 | Hoạt động hậu kỳ |
Mã ngành 5913 | Hoạt động phát hành phim điện ảnh, phim video và chương trình truyền hình |
Mã ngành 5914 | Hoạt động chiếu phim |
Mã ngành 5920 | Hoạt động ghi âm và xuất bản âm nhạc |
Mã ngành 5820 | Xuất bản phần mềm |
Mã ngành 5911 | Hoạt động sản xuất phim điện ảnh, phim video và chương trình truyền hình |
Mã ngành 6312 | Cổng thông tin. Chi tiết:
|
Lưu ý: Các ngành nghề kinh doanh trong lĩnh vực truyền thông khá đa dạng, nên có ngành nghề đòi hỏi điều kiện kinh doanh, khi công ty kinh doanh những ngành nghề đó phải đáp ứng các điều kiện cụ thể và xin giấy phép đủ điều kiện hoạt động kinh doanh theo luật.
Bước 2: Soạn thảo hồ sơ thành lập công ty truyền thông
Tùy thuộc vào từng loại hình công ty, hồ sơ thành lập bao gồm các tài liệu, giấy tờ cơ bản như sau:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Điều lệ công ty truyền trông;
- Danh sách thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên;
- Danh sách cổ đông đối với công ty cổ phần;
- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ sau:
- Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc thẻ căn cước công dân còn hiệu lực đối với cá nhân;
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với tổ chức và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo ủy quyền của tổ chức;
- Văn bản ủy quyền quản lý phần vốn góp và danh sách người đại diện theo ủy quyền đối với trường hợp công ty có thành viên là pháp nhân;
- Văn bản ủy quyền cho người nộp hồ sơ thành lập công ty.
Bước 3: Nộp hồ sơ thành lập công ty truyền thông và công bố thông tin công ty
Nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và thanh toán phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp qua hệ thống Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Thời gian xử lý hồ sơ 03 ngày làm việc.
Bước 4: Tiến hành các thủ tục sau khi thành lập công ty truyền thông
- Khắc con dấu tròn của công ty, dấu chức danh;
- Thực hiện phát hành hóa đơn;
- Kê khai, đóng thuế môn bài: Mức thu lệ phí môn bài được tính như sau:
Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng: Lệ phí môn bài phải nộp: 3.000.000 đồng/năm.
Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống: Lệ phí môn bài phải nộp: 2.000.000 đồng/năm.
- Treo biển hiệu công ty;
- Đăng ký chữ ký số điện tử;
- Mở tài khoản ngân hàng giao dịch…
Bước 5: Xin giấy phép hoạt động đối với những ngành nghề có điều kiện trong công ty
Trong các ngành nghề kinh doanh lĩnh vực truyền thông, có một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện như:
- Kinh doanh dịch vụ phát hành và phổ biến phim;
- Kinh doanh dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền;
- Kinh doanh dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông di động, mạng internet;
- Kinh doanh dịch vụ biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang, tổ chức thi người đẹp, người mẫu;
- Dịch vụ cổng thông tin.
Đối với trường hợp công ty cung cấp những dịch vụ có yêu cầu về điều kiện kinh doanh như ở trên thì công ty phải thực hiện thêm thủ tục xin giấy phép hoạt động trước khi bắt đầu hoạt động. Sau đây, Luật HT xin hướng dẫn tới Quý khách thủ tục xin giấy phép hoạt động đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực truyền thông.
Dịch vụ tư vấn thành lập công ty truyền thông của Luật HT
- Tư vấn các điều kiện để thành lập công ty truyền thông;
- Tư vấn các thủ tục thực hiện thành lập công ty truyền thông;
- Tư vấn cho khách hàng soạn thảo hồ sơ thành lập công ty truyền thông;
- Đại diện khách hàng nộp hồ sơ, theo dõi và nhận kết quả, bàn giao cho khách hàng;
- Tư vấn xin cấp giấy phép cho ngành nghề kinh doanh có điều kiện;
- Tư vấn pháp lý trong quá trình hoạt động kinh doanh của công ty.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của công ty Luật HT về vấn đề thành lập công ty truyền thông theo quy định của pháp luật. Nếu Quý khách còn bất kỳ khó khăn, vướng mắc nào về vấn đề này, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất!