Trang chủ Thay đổi đăng ký doanh nghiệp Thay đổi tên công ty: 05 lưu ý cần thực hiện đúng Luật

Thay đổi tên công ty: 05 lưu ý cần thực hiện đúng Luật

Tên công ty gắn với mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, không chỉ đơn thuần là tên gọi thông thường, tên công ty còn là thương hiệu để doanh nghiệp tạo dấu ấn trên thị thường. Xuất phát từ tầm quan trọng đó, pháp luật đưa ra các quy định về việc đặt tên công ty đối với công ty ngay từ khi thành lập. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, có những trường hợp công ty phải thay đổi tên do chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, thay đổi cơ cấu tổ chức hoặc để thúc đẩy công việc phát triển kinh doanh. Do đó, việc thay đổi tên doanh nghiệp cần lưu ý các vấn đề sau:

Thứ nhất, các trường hợp thay đổi tên công ty

  • Do nhu cầu của công ty như: nâng cao uy tín, nâng cao thương hiệu của mình, thay đổi tên riêng…;
  • Thay đổi tên do tổ chức lại công ty, chuyển đổi loại hình công ty. Ví dụ: Thay đổi tên do chuyển đổi từ Công ty TNHH sang Công ty Cổ phần hoặc ngược lại;
  • Trường hợp tên công ty xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, sở hữu trí tuệ thì công ty có tên vi phạm phải đăng ký thay đổi tên công ty.

Lưu ý : Việc thay đổi tên công ty không làm thay đổi quyền và nghĩa vụ của công ty.

Thứ hai, nội dung thay đổi tên công ty

Công ty thay đổi một trong ba tên sau cần phải làm thủ tục thông báo thay đổi đăng ký doanh nghiệp:

  • Tên tiếng Việt;
  • Tên tiếng nước ngoài;
  • Tên viết tắt.

Thứ ba, đặt tên mới cho công ty

Tên tiếng Việt của công ty:

  • Bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây: Loại hình doanh nghiệp + Tên riêng.
  • Loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân.
  • Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.

Tên nước ngoài:

  • Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.

Tên viết tắt của công ty:

  • Tên viết tắt được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài.

Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.

Khi đặt tên công ty cần lưu ý cấm trong đặt tên như sau:

  • Không được đặt tên trùng: tên trùng là tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được viết hoàn toàn giống với tên tiếng Việt của doanh nghiệp đã đăng ký.
  • Không được đặt tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký bao gồm:

a) Tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được đọc giống tên doanh nghiệp đã đăng ký;

b) Tên viết tắt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký;

c) Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký;

d) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một số tự nhiên, một số thứ tự hoặc một chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, chữ F, J, Z, W được viết liền hoặc cách ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó;

đ) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một ký hiệu “&” hoặc “và”, “.”, “,”, “+”, “-”, “_”;

e) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hoặc từ “mới” được viết liền hoặc cách ngay sau hoặc trước tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký;

g) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một cụm từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông”;

h) Tên riêng của doanh nghiệp trùng với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký.

Các trường hợp d, đ, e, g và h nêu trên không áp dụng đối với công ty con của công ty đã đăng ký.

  • Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
  • Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Để đánh giá tên công ty thay đổi có bị trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp đã đăng ký trước đó hay không, doanh nghiệp cần kiểm tra tên công ty trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Liên hệ Luật HT để được hỗ trợ kiểm tra tên công ty thay đổi miễn phí:

  • Hotline: 0977659898
  • Email: info.htlaw@gmail.com
  • Telegram/zalo/viber: 0977659898

Thứ tư, thực hiện thủ tục thay đổi tên công ty

Bước 1: Chuẩn bị thông tin thay đổi tên công ty

  • Tên mới của công ty;
  • Thông tin công ty, mã số thuế, địa chỉ.

Doanh nghiệp đặt tên mới cho công ty và cung cấp cho Luật HT. Luật HT sẽ tiến hành tra cứu tên công ty dự kiến thay đổi xem có bị trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp đã đăng ký trong phạm vi toàn quốc hay không. Trường hợp tên công ty thay đổi bị trùng hoặc gây nhầm lẫn, Luật HT sẽ tư vấn đặt lại tên công ty để Quý khách hàng lựa chọn.

Bước 2: Soạn thảo hồ sơ thay đổi

Khi đổi tên doanh nghiệp nghĩa là doanh nghiệp phải chuẩn bị bộ hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp. Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau :

  • Thông báo thay đổi tên doanh nghiệp do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký;
  • Nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên về việc đổi tên doanh nghiệp (áp dụng đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty hợp danh);
  • Nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông về việc đổi tên doanh nghiệp (áp dụng đối với công ty cổ phần);
  • Nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty về việc đổi tên doanh nghiệp (áp dụng đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên);
  • Văn bản ủy quyền cho người thực hiện thủ tục thay đổi tên doanh nghiệp.

Bước 3: Nộp hồ sơ thay đổi tên doanh nghiệp và lệ phí công bố thay đổi thông tin đăng ký doanh nghiệp

  • Hồ sơ thay đổi tên công ty và lệ phí công bố thông tin được nộp tại Phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính, thời gian xử lý hồ sơ 03 ngày làm việc;
  • Hình thức nộp hồ sơ: nộp qua mạng điện tử;
  • Lệ phí công bố thông tin 100.000 đồng;
  • Kết quả nhận được: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thay đổi.

Thứ năm, các thủ tục phải thực hiện sau khi thay đổi tên doanh nghiệp

  • Khắc lại con dấu cho doanh nghiệp;
  • Làm bảng hiệu mới;
  • Thông báo về việc thay đổi tên doanh nghiệp với các đơn vị ngân hàng, bảo hiểm xã hội, đối tác, khách hàng;
  • Thay đổi lại tên doanh nghiệp trên các giấy tờ của công ty như hóa đơn điện tử, chữ ký số, các loại giấy phép con, giấy tờ sở hữu tài sản của công ty…

Dịch vụ tư vấn thay đổi tên công ty của Luật HT

  • Tư vấn, tra cứu tên công ty thay đổi cho doanh nghiệp;
  • Tư vấn, soạn thảo hồ sơ thay đổi tên công ty cho doanh nghiệp;
  • Tư vấn các thủ tục cần thực hiện sau khi thay đổi tên doanh nghiệp;
  • Tư vấn các nộp dung pháp lý khác liên quan đến quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp:
  • Cung cấp các văn bản pháp lý, mẫu văn bản pháp lý…

Mọi khó khăn, vướng mắc Quý khách hàng vui lòng liên hệ hoặc gửi email để được chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng và kịp thời nhất! Trân trọng./.

Liên hệ HTLaw Liên hệ hỗ trợ qua Zalo Fanpage Facebook
0977659898