Trang chủ Giấy phép văn hóa, thể thao, du lịch Thủ tục mở phòng tập gym mới nhất 2024

Thủ tục mở phòng tập gym mới nhất 2024

Thủ tục mở phòng tập gym hiện nay được rất nhiều cá nhân, tổ chức đầu tư kinh doanh loại hình này quan tâm, vì nhu cầu của người tập ngày càng cao với mong muốn có sức khỏe tốt, hình thể đẹp. Vậy để mở phòng tập gym cá nhân, tổ chức cần thực hiện những thủ tục gì ? quy trình thực hiện ra sao để đảm bảo tính pháp lý khi mở phòng tập ? Bài viết hữu ích của Luật HT sau đây sẽ giúp Quý khách hàng tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Cơ sở pháp lý thực hiện thủ tục mở phòng tập gym

  • Luật Doanh nghiệp 2020;
  • Nghị định số 01/2021 hướng dẫn chi tiết Luật Doanh nghiệp;
  • Luật thể dục, thể thao số 77/2006/QH11 ngày 29/11/2006; Luật số 26/2018/QH14 ngày 14/6/2018 sửa đổi bổ sung một số điều của Luật TDTT;
  • Nghị định số 142/2018/NĐ-CP ngày 09/10/2018 của Chính phủ sửa đổi một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi QLNN của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
  • Nghị định số 36/2019/NĐ-CP ngày 29/4/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số
  • của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục, thể thao;
  • Thông tư số 10/2018/TT-BVHTTDL ngày 31 tháng 1 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị và tập huấn nhân viên chuyên môn thể dục thể hình và fitness.

Các bước thực hiện thủ tục mở phòng tập gym

Bước 1: Xin giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Để thực hiện thủ tục xin giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Quý khách hàng có thể lựa chọn một trong hai hình thức đó là: Thành lập công ty hoặc thành lập hộ kinh doanh.

Ưu điểm, nhược điểm của hai hình thức này như sau:

Thành lập công tyThành lập hộ kinh doanh
Ưu điểmPhù hợp với quy mô kinh doanh lớn, có thể mở ở nhiều địa điểm trong một tỉnh, thành phố hoặc khác tỉnh thành phố;

Có nhiều loại hình doanh nghiệp để nhà đầu tư lựa chọn thành lập như: Công ty TNHH 1 thành viên; Công ty TNHH 2 thành viên trở lên; Công ty cổ phần;

Không hạn chế về quốc tịch của nhà đầu tư có thể là cá nhân quốc tịch Việt Nam, cá nhân quốc tịch nước ngoài;

Nhà đầu tư tham gia có thể là cá nhân hoặc pháp nhân hoặc cả hai cùng hợp tác đầu tư kinh doanh;

Linh động trong việc huy động vốn;

Chủ động trong hoạt động báo cáo, kê khai và thực hiện nghĩa vụ thuế.

Phù hợp với các cá nhân kinh doanh với quy mô nhỏ, trong địa bàn thuộc một tỉnh, thành phố;

Thủ tục thành lập đơn giản hơn so với thành lập công ty;

Thực hiện nghĩa vụ thuế theo hình thức thuế khoán phụ thuộc vào quy mô của từng phòng tập và vốn của hộ kinh doanh;

Hộ kinh doanh có thể đóng thuế khoán hằng năm, không phải thực hiện khai thuế hàng tháng như doanh nghiệp;

Chế độ chứng từ, sổ sách, kế toán đơn giản hơn so với công ty.

Nhược điểmViệc quản lý hoạt động sẽ phức tạp hơn so với hộ kinh doanh, nhất là trong hoạt động báo cáo, kê khai và thực hiện nghĩa vụ thuế theo tháng, quý, báo cáo tài chính cuối năm. Yêu cầu phải có bộ phận nhân sự, hành chính – kế toán sát sao thực hiện;

Công ty có nhiều thành viên, việc mâu thuẫn nội bộ rất dễ xảy ra;

Chịu sự quản lý chặt chẽ hơn bởi các quy định của pháp luật

 Chủ hộ kinh doanh là cá nhân và các thành viên trong gia đình. Do đó, các công ty muốn đầu tư hoặc cá nhân nước ngoài thì không thể lựa chọn loại hình này;

Quy mô nhỏ không thể mở rộng ra các tỉnh thành phố khác vì khó quản lý, hạn chế trong việc có thể kinh doanh theo hình thức chuỗi phòng tập;

Việc huy động vốn hạn chế, chỉ có chủ hộ và các thành viên trong gia đình góp vốn.

Thông tin tài liệu cần chuẩn bị để xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Các thông tin cần chuẩn bị gồm có:

  • Tên công ty, tên hộ kinh doanh;
  • Địa chỉ, số điện thoại liên lạc;
  • Vốn điều lệ;
  • Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của các thành viên công ty, thành viên hộ kinh doanh;
  • Thông tin cá nhân người đại diện công ty – chức danh, thông tin cá nhân chủ hộ;
  • Ngành nghề kinh doanh.

Các tài liệu cần chuẩn bị:

  • Bản sao công chứng CMND, CCCD, Hộ chiếu của thành viên công ty, hộ kinh doanh;
  • Hợp đồng thuê địa chỉ kinh doanh.

Soạn thảo hồ sơ thành lập công ty, thành lập hộ kinh doanh

Đối với công ty, hồ sơ gồm có:

Tùy thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp, hồ sơ thành lập doanh nghiệp gồm có các loại giấy tờ cơ bản sau:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  • Điều lệ công ty;
  • Danh sách thành viên công ty đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên, danh sách cổ đông đối với công ty cổ phần;
  • Văn bản ủy quyền cho người đại diện quản lý phần vốn góp và Danh sách thành viên nhận ủy quyền (đối với trường hợp thành viên, cổ đông là tổ chức);
  • Bản sao công chứng giấy tờ pháp lý của cá nhân, tổ chức;
  • Bản sao có chứng thực giấy tờ pháp lý của thành viên trong công ty;
  • Văn bản ủy quyền cho người thực hiện thủ tục thành lập công ty.

Đối với hộ kinh doanh, hồ sơ gồm có:

  • Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;
  • Bản sao công chứng giấy tờ pháp lý của chủ hộ và các thành viên trong hộ;
  • Hợp đồng thuê nhà, sổ đỏ;
  • Văn bản ủy quyền nộp hồ sơ thành lập hộ kinh doanh.

Nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

  • Để xin giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với công ty, chủ sở hữu nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi công ty đặt trụ sở chính. Thời gian xử lý hồ sơ là 03 ngày làm việc. Lệ phí công bố thông tin là 100.000 đồng;
  • Hồ sơ của hộ kinh doanh được nộp tại Ủy ban nhân dân quận, huyện nơi hộ kinh doanh đặt trụ sở. Thời gian xử lý hồ sơ là 03 ngày làm việc, lệ phí nhà nước là 100.000 đồng.

Bước 2: Xin giấy phép mở phòng tập gym

Chuẩn bị cơ sở vật chất, nhân sự để thực hiện thủ tục mở phòng tập gym

Cơ sở vật chất, trang thiết bị phòng tập gym phải đáp ứng các yêu cầu sau:

Cơ sở vật chất

  • Phòng tập luyện diện tích ít nhất 60 m2, Khoảng cách từ sàn đến trần ít nhất 2,8 m, không gian tập luyện phải bảo đảm thông thoáng. Khoảng cách giữa các trang thiết bị tập luyện bảo đảm từ 10cm đến 30cm;
  • Ánh sáng từ 150 lux trở lên;
  • Hệ thống âm thanh trong tình trạng hoạt động tốt;
  • Có khu vực vệ sinh, thay đồ, nơi để đồ dùng cá nhân cho người tập; có túi sơ cứu theo quy định của Bộ Y tế;
  • Nội quy bao gồm những nội dung chủ yếu sau: Giờ tập luyện, đối tượng tham gia tập luyện, các đối tượng không được tham gia tập luyện, biện pháp bảo đảm an toàn khi tập luyện.

Trang thiết bị tập luyện, đáp ứng theo danh sách sau thì mới đủ điều kiện thực hiện thủ tục mở phòng tập gym:

Thứ tựTrang thiết bị tập luyệnSố lượng
1Máy chạy01
2Xe đạp01
3Giá tạ tập ngực01
4Giá tạ tập lưng01
5Giá tạ tập chân01
6Giá tạ tập tay01
7Giá gập bụng – lưng01
8Thảm mềm01
9Vòng thể dục01
10Dây leo01
11Bóng01
12Bục01
13Dây nhảy01
14Dây kéo lò so01
15Dây chun01
16Tạ tay01
17Thang gióng01
18Ghế thể dục01
19Hộp đựng bột xoa tay.01

Nhân sự, nhân viên chuyên môn phòng tập gym đáp ứng các yêu cầu sau:

  • Phòng tập Gym, Fitness phải có các nhân viên sau: Nhân viên cứu hộ; Nhân viên y tế; Nhân viên hướng dẫn tập luyện thể thao.
  • Nhân viên hướng dẫn tập luyện thể thao phải đáp ứng một trong các điều kiện sau:

Là huấn luyện viện hoặc vận động viên có đẳng cấp từ cấp 2 trở lên hoặc tương đương phù hợp với hoạt động thể thao đăng ký kinh doanh.

Có bằng cấp về chuyên ngành thể dục thể thao từ bậc trung cấp trở lên về chuyên ngành thể dục thể hình và Fitness

Được tập huấn chuyên môn thể thao theo quy định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Lưu ý về việc hướng dẫn tập luyện: Mỗi người hướng dẫn tập luyện hướng dẫn không quá 70 người trong một buổi tập.

Soạn thảo hồ sơ thực hiện thủ tục mở phòng tập gym

Hồ sơ xin giấy phép gồm có:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao;
  • Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao, gồm các nội dung:

Số lượng nhân viên chuyên môn, trình độ chuyên, môn của từng nhân viên

Cơ sở vật chất, trang thiết bị thể thao, khu vực kinh doanh

  • Nguồn tài chính đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh;
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  • Bản sao văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận của nhân viên chuyên môn;
  • Hợp đồng lao động với nhân viên chuyên môn;
  • Hợp đồng thuê mặt bằng;
  • Giấy chứng nhận về an toàn phòng cháy, chữa cháy;
  • Giấy giới thiệu cho người đi nộp hồ sơ.

Nộp hồ sơ thực hiện thủ tục mở phòng tập gym

Hồ sơ được nộp tại Sở Văn hóa và Thể thao nơi đăng ký địa điểm kinh doanh hoạt động thể thao. Trong trường hợp công ty, hộ kinh doanh có nhiều địa điểm kinh doanh hoạt động thể thao thì nộp hồ sơ tại Sở Văn hóa và Thể thao nơi công ty, hộ kinh doanh có trụ sở chính;

Cách thức nộp hồ sơ: Nộp bằng một trong các cách thức sau:

  • Nộp trực tiếp tại trụ sở cơ quan cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện.
  • Nộp qua đường bưu điện.
  • Nộp qua mạng điện tử.

Lệ phí cấp phép: 1.000.000 đồng/hồ sơ;

Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ Sở Văn hóa và Thể thao cấp Giấy phép mở phòng tập gym;

Thời hạn giấy phép: 3 năm

Dịch vụ thực hiện thủ tục mở phòng tập gym của Luật HT

  • Tư vấn các điều kiện, thủ tục thực hiện việc xin cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  • Tư vấn soạn thảo hồ sơ thực hiện thủ tục mở phòng tập gym;
  • Tư vấn cho khách hàng chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép mở phòng tập gym;
  • Nộp, theo dõi hồ sơ và nhận kết quả giấy phép bàn giao lại Giấy phép mở phòng tập gym cho Quý khách hàng
  • Tư vấn pháp lý trong quá trình hoạt động kinh doanh của phòng tập gym.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của công ty Luật HT về thủ tục mở phòng tập gym. Nếu Quý khách còn bất kỳ khó khăn, vướng mắc nào về vấn đề này xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất!

Liên hệ HTLaw Liên hệ hỗ trợ qua Zalo Fanpage Facebook
0977659898