Thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân
Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Chính vì vậy, chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân không được tách bạch tài sản giữa cá nhân và doanh nghiệp như các loại hình doanh nghiệp còn lại, đây cũng là một đặc điểm đặc thù của loại hình này. Để thành lập doanh nghiệp tư nhân, Luật HT xin cung cấp đến Quý khách hàng các nội dung sau:
Mục lục
Bước 1: Chuẩn bị thông tin, tài liệu để thành lập doanh nghiệp tư nhân
Các thông tin thành lập, bao gồm:
- Tên doanh nghiệp tư nhân gồm: Doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” + Tên riêng.
Tên doanh nghiệp còn được dịch ra tên nước ngoài và có tên viết tắt.
⇒Lưu ý về việc đặt tên doanh nghiệp:
Không được đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký;
Không được sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
- Địa chỉ trụ sở, số điện thoại liên lạc được; Email, fax, website (nếu có)
Lưu ý: địa chỉ trụ sở của công ty không được đặt tại chung cư, nhà tập thể vì chung cư, nhà tập thể là nơi có chức năng để ở, không có chức năng kinh doanh.
- Ngành nghề đăng ký kinh doanh
Doanh nghiệp được quyền tự do kinh doanh ngành, nghề mà luật không cấm, doanh nghiệp đăng ký ngành, nghề theo các thức sau:
+ Đăng ký ngành, nghề kinh doanh thuộc mã ngành cấp 4 quy định tại Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg về Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành;
+ Đối với những ngành nghề có điều kiện, quy định tại các văn bản pháp lý chuyên ngành, doanh nghiệp đăng ký ngành, nghề theo quy định của văn bản pháp lý chuyên ngành đó.
- Vốn đầu tư
Chủ doanh nghiệp tư nhân có nghĩa vụ đăng ký chính xác tổng số vốn đầu tư, trong đó nêu rõ số vốn bằng Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng và tài sản khác; đối với vốn bằng tài sản khác còn phải ghi rõ loại tài sản, số lượng và giá trị còn lại của mỗi loại tài sản.
- Thông tin giấy tờ chứng thực của cá nhân của chủ doanh nghiệp tư nhân: Là thông tin trên các loại giấy tờ chứng thực như hộ chiếu, căn cước công dân, chứng minh thư nhân dân.
Các giấy tờ cần chuẩn bị, bao gồm:
- Bản sao công chứng, chứng thực: Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân, Hộ chiếu còn thời hạn sử dụng đối với chủ doanh nghiệp tư nhân.
- Hợp đồng thuê địa chỉ trụ sở để lưu giữ tại trụ sở công ty (hợp đồng thuê không cần phải nộp cho cơ quan nhà nước khi thực hiện thủ tục thành lập công ty);
- Giấy tờ chứng minh địa chỉ trụ sở có chức năng kinh doanh đối với trường hợp đặt địa chỉ tại các tòa nhà văn phòng, tòa nhà hỗn hợp vừa có chức năng để ở vừa có chức năng kinh doanh;
Bước 2 : Soạn thảo hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân
Sau khi nhận được các thông tin từ quý khách hàng cung cấp, Luật HT tiến hành soạn thảo toàn bộ hồ sơ thành lập như sau:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
- Tên doanh nghiệp;
- Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp, số điện thoại; số fax, thư điện tử (nếu có);
- Ngành, nghề kinh doanh;
- Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân;
- Thông tin đăng ký thuế;
- Số lượng lao động dự kiến;
- Họ, tên, chữ ký, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, thông tin giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân;
- Văn bản ủy quyền cho người thực hiện thủ tục thành lập công ty
- Bản sao công chứng giấy tờ chứng thực cá nhân của chủ doanh nghiệp tư nhân
Bước 3 : Nộp hồ sơ và công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
Hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân và lệ phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp được nộp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt địa chỉ trụ sở chính, bằng hình thức nộp qua mạng điện tử.
Thời gian thực hiện: 03 ngày làm việc
Bước 4: Khắc dấu công ty, dấu chức danh
Kể từ khi Luật Doanh nghiệp 2020 có hiệu lực, Cơ quan đăng ký kinh doanh không còn quản lý con dấu của doanh nghiệp nữa, do đó doanh nghiệp tự quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu mà không cần phải thông báo mẫu dấu
Kết quả Quý khách hàng nhận được khi sử dụng dịch vụ của Luật HT:
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có mã số thuế đồng thời là mã số doanh nghiệp;
- 02 bản sao công chứng, chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Dấu pháp nhân (dấu mộc) của công ty, dấu chức danh của người đại diện theo pháp luật;
- Hồ sơ thành lập DNTN;
- Hỗ trợ tư vấn miễn phí các vấn đề pháp lý liên quan đến công ty trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh;
- Cung cấp các biểu mẫu, văn bản pháp lý.
Lưu ý các thủ tục sau thành lập công ty phải thực hiện:
- Treo biển công ty;
- Mua chữ ký số;
- Đề nghị phát hành hóa đơn điện tử
- Mở và thông báo tài khoản ngân hàng;
- Nộp tờ khai thuế môn bài và nộp thuế (lệ phí) môn bài (Lưu ý: Công ty được miễn lệ phí môn bài năm đầu tiên mới ra sản xuất, kinh doanh)
Công ty Luật HT luôn sẵn sàng đồng hành, hỗ trợ tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp. Mọi khó khăn, vướng mắc Quý khách hàng vui lòng liên hệ hoặc gửi email để được chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng và kịp thời nhất!