Thủ tục thay đổi ngành nghề kinh doanh theo Luật mới
Thủ tục thay đổi ngành nghề kinh doanh bao gồm tăng thêm hoặc giảm đi số lượng ngành nghề kinh doanh đã đăng ký nhằm mở rộng quy mô hoạt động của công ty trong nhiều lĩnh vực hơn hoặc điều chỉnh. Sau đây, Luật HT xin cung cấp đến Quý khách hàng thông tin hữu ích về việc thay đổi ngành nghề kinh doanh như sau:
Mục lục
Thủ tục thay đổi ngành nghề kinh doanh gồm những trường hợp nào ?
Các trường hợp thực hiện thủ tục thay đổi ngành nghề kinh doanh gồm có:
Bổ sung ngành nghề kinh doanh
- Là trường hợp doanh nghiệp bổ sung thêm ngành nghề kinh doanh để mở rộng phạm vi kinh doanh của công ty;
- Khi bổ sung ngành nghề kinh doanh công ty cần lưu ý các vấn đề sau:
+ Ngành nghề bổ sung có phải ngành nghề kinh doanh có điều kiện không, nếu có điều kiện kinh doanh là thế nào.
+ Ngành nghề bổ sung có yêu cầu vốn pháp định hay không, nếu có doanh nghiệp chưa đáp ứng về vốn kinh doanh thì phải thực hiện thủ tục tăng vốn cùng với việc bổ sung ngành nghề.
+ Thực hiện việc đăng ký ngành nghề theo đúng quy định tại Quyết định 27/2018/QĐ-TTg đã quy định về hệ thống ngành kinh tế Việt Nam:
+ Doanh nghiệp phải đăng ký đúng mã ngành cấp 4 (gồm 4 số tự nhiên) được quy định trong Quyết định.
+ Trường hợp mã ngành cấp 4 không chi tiết, không gần nhất với ngành ngành nghề kinh doanh cần bổ sung thì doanh nghiệp phải ghi rõ thêm nội dung chi tiết bên trong mã ngành cấp 4.
Ví dụ: Công ty cần bổ sung thêm ngành nghề: Bán buôn mỹ phẩm, nước hoa khi kiểm tra trong danh sách hệ thống ngành kinh tế, ngành nghề này nằm trong mã 46493. Như vậy, để đăng ký bổ sung ngành nghề này, doanh nghiệp phải ghi như sau:
STT | Tên ngành, nghề kinh doanh được bổ sung | Mã ngành | Ngành, nghề kinh doanh chính |
1 | Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình Chi tiết: Bán buôn nước hoa, hàng mỹ phẩm và chế phẩm vệ sinh | 4649 |
+ Trường hợp ngành nghề kinh doanh cần bổ sung mà trong danh sách hệ thống ngành kinh tế không có liệt kê và cũng không nằm trong bất cứ mã ngành nào, thì doanh nghiệp phải đăng ký theo quy định của pháp luật chuyên ngành và xếp ngành nghề đó vào mã ngành cấp 4 phù hợp.
Ví dụ: Công ty đăng ký bổ sung ngành nghề: Kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế, ngành nghề này không có trong danh sách hệ thống ngành kinh tế, để đăng ký được doanh nghiệp phải ghi và xếp mã ngành như sau:
STT | Tên ngành, nghề kinh doanh được bổ sung | Mã ngành | Ngành, nghề kinh doanh chính |
1 | Điều hành tua du lịch Chi tiết: Kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế | 7912 Điều 30 Luật Du lịch 2017 |
Xóa bỏ ngành nghề kinh doanh
- Là trường hợp công ty xóa những ngành nghề đã đăng ký nhưng không kinh doanh;
- Hoặc xóa bỏ những ngành nghề đã đăng ký từ lâu, nhưng chưa được xếp vào mã ngành cấp 4, để sau đó thực hiện bổ sung lại.
Điều chỉnh chi tiết ngành nghề kinh doanh
- Là trường hợp cần bổ sung thêm ngành nghề chi tiết trong mã ngành cấp 4 đã được công ty đăng ký, thông thường là bổ sung các ngành trong mã cấp 5 để kinh doanh thêm hoặc để công ty có thể xuất hóa đơn cho rõ ràng.
Thay đổi ngành nghề kinh doanh chính
- Là trường hợp doanh nghiệp chuyển ngành chính sang lĩnh vực khác.
Hồ sơ thực hiện thủ tục thay đổi ngành nghề kinh doanh
Hồ sơ gồm những tài liệu sau đây.
- Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký;
- Nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh về việc thay đổi ngành, nghề kinh doanh;
- Nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần về việc thay đổi ngành, nghề kinh doanh;
- Nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc thay đổi ngành, nghề kinh doanh;
- Văn bản ủy quyền cho Luật HT thực hiện thủ tục bổ sung ngành, nghề kinh doanh.
Thủ tục thay đổi ngành nghề kinh doanh khi Quý khách hàng sử dụng dịch vụ của Luật HT
Bước 1: Tiếp nhận thông tin tư vấn và soạn thảo hồ sơ thực hiện thủ tục thay đổi ngành nghề kinh doanh
Khách hàng chỉ cần liệt kê các ngành nghề kinh doanh cần bổ sung, thay đổi, điều chỉnh, Luật HT sẽ tư vấn về ngành nghề có điều kiện hay không có điều kiện. Sau đó, sẽ thực hiện soạn thảo hồ sơ, sắp xếp theo mã ngành phù hợp.
Bước 2: Nộp hồ sơ và lệ phí công bố thủ tục thay đổi ngành nghề kinh doanh
Nộp hồ sơ thay đổi ngành nghề kinh doanh, lệ phí công bố thông tin công ty là 100.000 đồng tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư của tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Bước 3: Nhận kết quả và bàn giao cho Quý khách hàng
Kết quả doanh nghiệp nhận được đó là: Giấy xác nhận về việc thay đổi ngành nghề kinh doanh hiển thị danh sách tất cả các ngành nghề doanh nghiệp đã đăng ký.
Không thực hiện thủ tục thay đổi ngành nghề kinh doanh có bị phạt không ?
Theo khoản 2 Điều 30 Luật Doanh nghiệp 2020, trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có thay đổi, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chịu trách nhiệm đăng ký nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Khi chậm thông báo thay đổi ngành nghề kinh doanh sẽ bị phạt quy tại Điều 44 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư như sau:
“1.Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh quá thời hạn quy định từ 11 đến 30 ngày.
2.Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh quá thời hạn quy định từ 31 đến 90 ngày.
3.Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi đăng ký thay đổinội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên.”
Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc đăng ký thay đổi các nội dung Giấy chứng nhận doanh nghiệp.
Ngoài ra, nếu doanh nghiệp không bổ sung ngành nghề thì sẽ không xuất được hóa đơn về ngành nghề đó. Trường hợp, chưa đăng ký ngành nghề kinh doanh mà công ty vẫn xuất hóa đơn, thì các hóa đơn đã xuất sẽ không có giá trị khi quyết toán thuế.
Công ty Luật HT luôn sẵn sàng đồng hành, hỗ trợ tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp. Mọi khó khăn, vướng mắc Quý khách hàng vui lòng liên hệ hoặc gửi email để được chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng và kịp thời.