[Tư vấn] thủ tục xin giấy phép in ấn
Thủ tục xin giấy phép in ấn là thủ tục mà các cơ sở in, cơ sở kinh doanh dịch vụ photocopy cần phải có để đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật. Vậy thủ tục xin giấy phép ngành in ấn cần phải thực hiện và lưu ý những vấn đề gì ? Luật HT xin cung cấp đến Quý khách hàng các nội dung như sau:
Mục lục
- 1 Cơ sở pháp lý:
- 2 Các cơ sở in phải thực hiện thủ tục xin giấy phép in ấn, gồm có:
- 3 Không xin giấy phép in ấn thì sẽ bị xử lý như thế nào
- 4 Sản phẩm in và các công đoạn in ấn
- 5 Các loại giấy phép in ấn phải thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép
- 6 Thủ tục cấp lại giấy phép hoạt động in
- 7 Dịch vụ thực hiện thủ tục xin giấy phép in ấn của Luật HT
Cơ sở pháp lý:
- Luật xuất bản 2012;
- Nghị định số 60/2014/NĐ-CP ngày 19/6/2014 của Chính phủ quy định về hoạt động in;
- Nghị định 25/2018/NĐ-CP ngày 28/20/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 60/2014/NĐ-CP ngày 19/6/2014 của Chính Phủ quy định về hoạt động in;
- Thông tư số 03/2015/TT-BTTTT ngày 06/3/2015 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều, khoản của Nghị định số 60/2014/NĐ-CP ngày 19/6/2014 của Chính phủ quy định về hoạt động in.
Các cơ sở in phải thực hiện thủ tục xin giấy phép in ấn, gồm có:
- Cơ sở in là doanh nghiệp, hộ kinh doanh, đơn vị sự nghiệp công lập trực tiếp thực hiện đầy đủ hoặc từng công đoạn chế bản, in, gia công sau in;
- Cơ sở dịch vụ photocopy là doanh nghiệp, hộ kinh doanh, đơn vị sự nghiệp công lập trực tiếp cung cấp dịch vụ photocopy.
Không xin giấy phép in ấn thì sẽ bị xử lý như thế nào
Căn cứ quy định tại Nghị định 119/2020/NĐ-CP:
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sau đây: Thực hiện chế bản hoặc gia công sau in xuất bản phẩm nhưng không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động in
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sau đây: In xuất bản phẩm nhưng cơ sở in không duy trì đủ điều kiện hoạt động sau khi được cấp giấy phép hoạt động in;
Ngoài ra, tùy theo mức độ nghiêm trọng và hậu quả gây ra, khi cơ sở in không xin giấy phép có thể vi phạm các tội có tính chất hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 như:
- Điều 344. Tội vi phạm các quy định về hoạt động xuất bản
- Điều 225. Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan
Sản phẩm in và các công đoạn in ấn
Sản phẩm in là sản phẩm được tạo ra bằng công nghệ, thiết bị ngành in trên các loại vật liệu khác nhau, bao gồm:
- Báo, tạp chí và các ấn phẩm báo chí khác theo quy định của pháp luật về báo chí;
- Mẫu, biểu mẫu giấy tờ do cơ quan nhà nước ban hành;
- Tem chống giả;
- Hóa đơn tài chính, các loại thẻ, giấy tờ có sẵn mệnh giá hoặc dùng để ghi mệnh giá (không bao gồm tiền);
- Xuất bản phẩm theo quy định của pháp luật về xuất bản;
- Bao bì, nhãn hàng hóa;
- Tài liệu, giấy tờ của tổ chức, cá nhân;
- Các sản phẩm in khác.
Các công đoạn in ấn, bao gồm:
- Chế bản là tạo ra bản phim, bản can, khuôn in để in hoặc bản mẫu để photocopy.
- In là sử dụng công nghệ, thiết bị để tạo ra sản phẩm in.
- Gia công sau in là sử dụng công nghệ, thiết bị, công cụ, chuyên môn kỹ thuật để thực hiện các công việc gia công tờ in thành sản phẩm in hoàn chỉnh theo bản mẫu.
Như vậy, các cơ sở in cần có giấy phép hoạt động in ấn để được phép thực hiện một hoặc nhiều công đoạn chế bản, in, gia công sau in, photocopy bằng máy móc, công cụ, thiết bị ngành in ấn.
Các loại giấy phép in ấn phải thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép
Tùy thuộc vào từng sản phẩm in mà cơ sở in phải lựa chọn loại giấy phép in ấn phù hợp, cụ thể:
Sản phẩm in | Loại giấy phép | Cơ sở in, cơ sở in dịch vụ photocopy phải xin giấy phép | Điều kiện cần đáp ứng | Thành phần hồ sơ | Cơ quan tiếp nhận giải quyết hồ sơ và thời gian thực hiện | Ghi chú |
– Mẫu, biểu mẫu giấy tờ do cơ quan nhà nước ban hành; – Hóa đơn tài chính, các loại thẻ, giấy tờ có sẵn mệnh giá hoặc dùng để ghi mệnh giá (không bao gồm tiền); – Bao bì, nhãn hàng hóa; – Tài liệu, giấy tờ của tổ chức, cá nhân; – Các sản phẩm in khác.
| Đăng ký hoạt động cơ sở in | Là doanh nghiệp, hộ kinh doanh, đơn vị sự nghiệp công lập | – Có thiết bị phù hợp để thực hiện một hoặc nhiều công đoạn chế bản, in, gia công sau in theo nhu cầu, khả năng hoạt động của cơ sở in và đúng với nội dung tờ khai đăng ký hoạt động cơ sở in; – Có mặt bằng hợp pháp để thực hiện chế bản, in, gia công sau in – Có chủ sở hữu là tổ chức, cá nhân Việt Nam – Có người đứng đầu là người đại diện theo pháp luật được ghi tên tại một trong các loại giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định bổ nhiệm của cơ quan có thẩm quyền đối với cơ sở in, cơ sở dịch vụ photocopy là đơn vị sự nghiệp công lập, thường trú hợp pháp tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. – Có đăng ký kinh doanh ngành nghề in ấn | – Tờ khai đăng ký hoạt động cơ sở in (02 bản) – Bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và hợp đồng thuê hoặc mượn mặt bằng thực hiện hoạt động in (01 bản) – Bản sao có chứng thực đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập (01 bản)
| – Cơ sở in là doanh nghiệp, hộ kinh doanh nộp hồ sơ tại Sở Thông tin và truyền thông nơi cơ sở in đặt trụ sở – Cơ sở in là đơn vị sự nghiệp công lập nộp hồ sơ tại Cục Xuất bản, In và Phát hành – Thời gian 03 ngày làm việc | Nộp hồ sơ trước khi hoạt động 15 ngày |
– Báo, tạp chí và các ấn phẩm báo chí khác theo quy định của pháp luật về báo chí; – Mẫu, biểu mẫu giấy tờ do cơ quan nhà nước ban hành; – Tem chống giả; – Hóa đơn tài chính, các loại thẻ, giấy tờ có sẵn mệnh giá hoặc dùng để ghi mệnh giá (không bao gồm tiền); – Bao bì, nhãn hàng hóa; – Tài liệu, giấy tờ của tổ chức, cá nhân; – Các sản phẩm in khác.
| Giấy phép hoạt động in | Là doanh nghiệp,hộ kinh doanh, đơn vị sự nghiệp công lập | – Có thiết bị phù hợp để thực hiện một hoặc nhiều công đoạn chế bản, in, gia công sau in theo nhu cầu, khả năng hoạt động của cơ sở in và đúng với nội dung đơn đăng ký hoạt động cơ sở in – Có mặt bằng hợp pháp để thực hiện chế bản, in, gia công sau in – Có chủ sở hữu là tổ chức, cá nhân Việt Nam – Có người đứng đầu là người đại diện theo pháp luật được ghi tên tại một trong các loại giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định bổ nhiệm của cơ quan có thẩm quyền đối với cơ sở in, cơ sở dịch vụ photocopy là đơn vị sự nghiệp công lập, thường trú hợp pháp tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. – Có đăng ký kinh doanh ngành nghề in ấn | – Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt in (01 bản) – Bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và hợp đồng thuê hoặc mượn mặt bằng thực hiện hoạt động in (01 bản) – Bản sao có chứng thực đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập (01 bản) – Sơ yếu lý lịch của người đứng đầu cơ sở in (01 bản) | – Cơ sở in là doanh nghiệp, hộ kinh doanh nộp hồ sơ tại Sở Thông tin và truyền thông nơi cơ sở in đặt trụ sở – Cơ sở in là đơn vị sự nghiệp công lập nộp hồ sơ tại Cục Xuất bản, In và Phát hành – Thời gian 10 ngày làm việc | Nộp hồ sơ trước khi hoạt động in ấn Cơ sở in có giấy phép hoạt động in không phải đăng ký hoạt động cơ sở in |
– Xuất bản phẩm – Báo, tạp chí và các ấn phẩm báo chí khác theo quy định của pháp luật về báo chí; – Mẫu, biểu mẫu giấy tờ do cơ quan nhà nước ban hành; – Tem chống giả; – Hóa đơn tài chính, các loại thẻ, giấy tờ có sẵn mệnh giá hoặc dùng để ghi mệnh giá (không bao gồm tiền); – Bao bì, nhãn hàng hóa; – Tài liệu, giấy tờ của tổ chức, cá nhân; – Các sản phẩm in khác.
| Giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm | Là doanh nghiệp, hộ kinh doanh, đơn vị sự nghiệp công lập | – Có thiết bị phù hợp để thực hiện một hoặc nhiều công đoạn chế bản, in, gia công sau in theo nhu cầu, khả năng hoạt động của cơ sở in và đúng với nội dung đơn đăng ký hoạt động cơ sở in – Có mặt bằng hợp pháp để thực hiện chế bản, in, gia công sau in – Có chủ sở hữu là tổ chức, cá nhân Việt Nam – Có người đứng đầu là người đại diện theo pháp luật được ghi tên tại một trong các loại giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định bổ nhiệm của cơ quan có thẩm quyền đối với cơ sở in, cơ sở dịch vụ photocopy là đơn vị sự nghiệp công lập, thường trú hợp pháp tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; – Có đăng ký kinh doanh ngành nghề in ấn – Bảo đảm các điều kiện về an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật; – Có bằng tốt nghiệp cao đẳng về in trở lên hoặc giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý hoạt động in xuất bản phẩm do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp cho người đứng đầu cơ sở in. | – Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt in xuất bản phẩm (01 bản) – Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và hợp đồng thuê hoặc mượn mặt bằng thực hiện hoạt động in (01 bản) – Bản sao có chứng thực đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập (01 bản) – Sơ yếu lý lịch của người đứng đầu cơ sở in có xác nhận của cơ quan nhà nước (01 bản) – Bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp cao đẳng về in trở lên hoặc giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý hoạt động in xuất bản phẩm do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp cho người đứng đầu – Bản sao có chứng thực giấy xác nhận đủ điều kiện an ninh, trật tự của cơ sở in – Bản sao giấy tờ sở hữu hoặc thuê mua thiết bị | – Cơ sở in là doanh nghiệp, hộ kinh doanh nộp hồ sơ tại Sở Thông tin và truyền thông nơi cơ sở in đặt trụ sở – Cơ sở in là đơn vị sự nghiệp công lập nộp hồ sơ tại Cục Xuất bản, In và Phát hành – Thời gian 10 ngày làm việc | Là loại giấy phép in cao cấp nhất, cơ sở in được cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm được in tất cả các sản phẩm in |
Thủ tục cấp lại giấy phép hoạt động in
Cơ sở in phải đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động in trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày giấy phép hoạt động in bị mất, bị hư hỏng hoặc có một trong các thay đổi sau đây:
- Tên gọi của cơ sở in; địa chỉ trụ sở chính, địa chỉ sản xuất của cơ sở in;
- Loại hình tổ chức hoạt động của cơ sở in; thành lập hoặc giải thể chi nhánh của cơ sở in;
- Người đứng đầu cơ sở in.
Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép gồm có:
- Đơn đề nghị cấp lại giấy phép theo mẫu quy định;
- Các giấy tờ chứng minh sự thay đổi trong các trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này;
- Giấy phép hoạt động in đối với trường hợp giấy phép bị hư hỏng;
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động in phải cấp lại giấy phép; trường hợp không cấp lại giấy phép phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
Dịch vụ thực hiện thủ tục xin giấy phép in ấn của Luật HT
- Tư vấn các điều kiện cần đáp ứng để xin giấy phép hoạt động in;
- Tư vấn soạn thảo hồ sơ xin giấy phép hoạt động in;
- Tư vấn trình tự, thủ tục xin giấy phép hoạt động in;
- Tư vấn cho khách hàng chuẩn bị hồ sơ xin giấy phép hoạt động in;
- Nộp hồ sơ, theo dõi hồ sơ, nhận kết quả và bàn giao lại cho Quý khách hàng;
- Tư vấn pháp lý trong quá trình hoạt động kinh doanh của cơ sở in.
- Thông tin liên hệ:
- Hotline: 0977659898
- Email: info.htlaw@gmail.com
Công ty Luật HT luôn sẵn sàng đồng hành, hỗ trợ tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp. Mọi khó khăn, vướng mắc Quý khách hàng vui lòng liên hệ hoặc gửi email để được chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng và kịp thời nhất!