Trang chủ Giấy phép văn hóa, thể thao, du lịch Thủ tục xin giấy phép lữ hành nội địa năm 2024

Thủ tục xin giấy phép lữ hành nội địa năm 2024

Thủ tục xin giấy phép lữ hành nội địa là hoạt động mà các công ty lữ hành du lịch phải thực hiện để đáp ứng điều kiện: được phép hoạt động cung cấp các tour du lịch, vận chuyển hành khách từ địa điểm này đến địa điểm du lịch khác trong lãnh thổ Việt Nam. Sau khi ứng phó với đại dịch Covid 19, du lịch nội địa Việt Nam mở cửa trở lại thu hút lượng lớn khách du lịch trong nước, chính vì vậy đây là cơ hội cho các công ty du lịch phát triển, Tuy nhiên, các công ty du lịch phải nắm rõ được những điều kiện và thủ tục để hoạt động như sau:

Thủ tục xin giấy phép lữ hành nội địa được thực hiện như thế nào ?

Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép

  • Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa nộp 01 bộ hồ sơ xin cấp giấy phép lữ hành nội địa đến cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh (Sở Du lịch hoặc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch) nơi doanh nghiệp đặt địa chỉ trụ sở chính.

Hồ sơ cấp giấy phép lữ hành nội địa

  • Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa;
  • Giấy chứng nhận ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa;
  • Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp;
  • Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ của người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành quy định;
  • Bản sao có chứng thực quyết định bổ nhiệm hoặc hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành với người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa.

Thời gian cấp giấy phép lữ hành nội địa

  • Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Du lịch hoặc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch cấp tỉnh thẩm định và cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa cho doanh nghiệp;
  • Lệ phí cấp phép là: 1.000.000 đồng.

Thông tin, tài liệu cần chuẩn bị để thực hiện thủ tục xin giấy phép lữ hành nội địa

Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có đăng ký ngành nghề

  • Mã ngành 7912: Điều hành tua du lịch.
  • Chi tiết: Kinh doanh lữ hành quốc tế nội địa, kinh doanh lữ hành quốc tế

Giấy chứng nhận ký quỹ với ngân hàng

  • Mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa: 20.000.000 (hai mươi triệu) đồng được áp dụng đến ngày 31/12/2023. Từ ngày 1/1/2024 mức ký quỹ sẽ là 100.000.000 (một trăm triệu) đồng căn cứ theo quy định tại Nghị định 94/2021/NĐ-CP sửa đổi Điều 14 Nghị định 168/2017/NĐ-CP hướng dẫn Luật Du lịch về mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành.

Bản sao văn bằng, chứng chỉ của người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành

Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải có bằng tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên chuyên ngành lữ hành được thể hiện trên bằng tốt nghiệp của một trong các ngành, nghề, chuyên ngành sau đây:

  • Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành;
  • Quản trị lữ hành;
  • Điều hành tour du lịch;
  • Marketing du lịch;
  • Du lịch;
  • Du lịch lữ hành;
  • Quản lý và kinh doanh du lịch;
  • Quản trị du lịch MICE;
  • Đại lý lữ hành;
  • Hướng dẫn du lịch;
  • Ngành, nghề, chuyên ngành có thể hiện một trong các cụm từ “du lịch”, “lữ hành’, “hướng dẫn du lịch” do cơ sở  giáo dục ở Việt Nam đào tạo  và cấp bằng tốt nghiệp trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực;
  • Ngành, nghề, chuyên ngành có thể hiện một trong các cụm từ “du lịch”, “lữ hành”, “hướng dẫn du lịch” do cơ sở đào tạo nước ngoài đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp.
  • Trường hợp bằng tốt nghiệp không thể hiện các ngành, nghề, chuyên ngành thì bổ sung bảng điểm tốt nghiệp hoặc phụ lục văn bằng thể hiện ngành, nghề, chuyên ngành, trong đó có một trong các cụm từ “du lịch”, “lữ hành”, “hướng dẫn du lịch”.’’
  • Trường hợp tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế.

Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành để thực hiện thủ tục xin giấy phép lữ hành nội địa là người giữ một trong các chức danh sau:

  • Chủ tịch hội đồng quản trị;
  • Chủ tịch hội đồng thành viên;
  • Chủ tịch công ty;
  • Chủ doanh nghiệp tư nhân;
  • Tổng giám đốc;
  • Giám đốc hoặc phó giám đốc;
  • Trưởng bộ phận kinh doanh dịch vụ lữ hành.

Thông tin cần cung cấp

  • Thông tin công ty, người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành, ngân hàng nhận ký quỹ lữ hành nội địa, quyết định bổ nhiệm hoặc hợp đồng lao động của người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành.

Dịch vụ thực hiện thủ tục xin giấy phép lữ hành nội địa, lữ hành quốc tế của Luật HT

Công việc của chúng tôi:

  • Tư vấn các bước cần thực hiện để xin cấp giấy phép lữ hành nội địa;
  • Tư vấn các điều kiện để xin giấy phép lữ hành nội địa;
  • Tư vấn hồ sơ xin giấy phép;
  • Soạn thảo hồ sơ xin giấy phép;
  • Thay mặt khách hàng nộp hồ sơ và theo dõi tiến trình thẩm định hồ sơ;
  • Nhận và bàn giao lại kết quả cho khách hàng.

Không thực hiện thủ tục xin giấy phép lữ hành nội địa sẽ bị xử lý như thế nào ?

Căn cứ theo quy định tại điểm d khoản 14 Điều 7 Nghị định 45/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch

“Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

d) Hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành mà không có giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành”.

Việc quản lý, sử dụng tiền ký quỹ được thực hiện như thế nào ?

  • Trong trường hợp khách du lịch bị chết, bị tai nạn, rủi ro, bị xâm hại tính mạng cần phải đưa về nơi cư trú hoặc điều trị khẩn cấp mà doanh nghiệp không có khả năng bố trí kinh phí để giải quyết kịp thời, doanh nghiệp gửi đề nghị giải tỏa tạm thời tiền ký quỹ đến cơ quan cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành. Trong thời hạn 48 giờ kể từ thời điểm nhận được đề nghị của doanh nghiệp, cơ quan cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành xem xét và đề nghị ngân hàng cho doanh nghiệp trích tài khoản tiền ký quỹ để sử dụng hoặc từ chối.
  • Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày tiền được rút khỏi tài khoản tiền ký quỹ, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành có trách nhiệm bổ sung số tiền ký quỹ đã sử dụng để bảo đảm mức ký quỹ theo quy định tại Điều 14 Nghị định này. Trường hợp doanh nghiệp không thực hiện, ngân hàng gửi văn bản thông báo cho cơ quan cấp phép để có biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật.
  • Doanh nghiệp gửi văn bản đề nghị hoàn trả tiền ký quỹ đến ngân hàng trong những trường hợp sau đây:

Có thông báo bằng văn bản của cơ quan cấp giấy phép kinh doanh dch vụ lữ hành về việc doanh nghiệp không được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành hoặc thay đổi ngân hàng nhận ký quỹ;

Có văn bản của cơ quan cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành về việc hoàn trả tiền ký quỹ sau khi thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành.

Công ty Luật HT luôn sẵn sàng đồng hành, hỗ trợ tư vấn thủ tục xin giấy phép lữ hành nội địa cho doanh nghiệp. Mọi khó khăn, vướng mắc Quý khách hàng vui lòng liên hệ hoặc gửi email để được chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng và kịp thời.

Liên hệ HTLaw Liên hệ hỗ trợ qua Zalo Fanpage Facebook
0977659898