Thủ tục thành lập chi nhánh công ty cổ phần với 3 bước
Công ty cổ phần lựa chọn thành lập chi nhánh để mở rộng phạm vi kinh doanh có thể cùng địa bàn tỉnh, thành phố hoặc khác tỉnh thành phố nơi công ty mẹ đặt địa chỉ trụ sở chính. Việc thành lập chi nhánh phải thực hiện và tuân thủ theo quy định của pháp luật, bài viết sau đây của Luật HT cung cấp các thông tin hữu ích về thủ tục thành lập chi nhánh công ty cổ phần với 3 bước như sau:
Mục lục
- 1 Bước 1: Chuẩn bị thông tin và giấy tờ thành lập chi nhánh
- 2 Bước 2: Soạn thảo hồ sơ thành lập chi nhánh công ty cổ phần
- 3 Bước 3: Thực hiện nộp hồ sơ và nhận kết quả
- 4 Sau khi thành lập chi nhánh công ty cổ phần cần làm gì?
- 5 Dịch vụ tư vấn thành lập chi nhánh công ty cổ phần của Luật HT
- 6 Những vướng mắc khách hàng gặp phải khi thành lập chi nhánh
Bước 1: Chuẩn bị thông tin và giấy tờ thành lập chi nhánh
- Thông tin công ty mẹ: tên công ty, mã số thuế;
- Thông tin địa chỉ chi nhánh, cụ thể chi tiết và đầy đủ các trường thông tin: số nhà, ngõ nghách, đường phố, thôn xóm, quận huyện, thành phố, tỉnh; Địa chỉ chi nhánh không đặt tại nhà chung cư, tập thể;
- Thông tin về người đứng đầu chi nhánh, bản sao CMND, CCCD, Hộ chiếu của người đứng đầu chi nhánh, người đứng đầu có thể là giám đốc hoặc nhân viên được bổ nhiệm;
- Ngành nghề kinh doanh của chi nhánh, là một trong những ngành nghề mà công ty mẹ đăng ký kinh doanh hoặc tất cả các ngành nghề công ty mẹ đăng ký kinh doanh;
- Tên chi nhánh bao gồm cụm từ “Chi nhánh” và tên công ty + tên riêng (nếu có):
- Ví dụ: CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN GIẢI PHÁP VIỆT TẠI HÀ NỘI;
- Phương pháp tính thuế: hạch toán hay phụ thuộc;
- Hợp đồng thuê địa chỉ được lưu giữ tại chi nhánh.
Bước 2: Soạn thảo hồ sơ thành lập chi nhánh công ty cổ phần
Hồ sơ thành lập gồm có:
- Biên bản họp Hội đồng quản trị công ty cổ phần về việc thành lập chi nhánh ;
- Quyết định thành lập chi nhánh công ty cổ phần;
- Thông báo thành lập chi nhánh;
- Uỷ quyền nộp hồ sơ và nhận kết quả thành lập chi nhánh công ty;
- Bản sao công chứng CMND/CCCD/Hộ chiếu của người đứng đầu chi nhánh và người nộp hồ sơ.
Bước 3: Thực hiện nộp hồ sơ và nhận kết quả
- Hồ sơ nộp tại phòng ĐKKD nơi chi nhánh đặt địa chỉ, bằng hình thức qua mạng điện tử;
- Thời gian xử lý hồ sơ 03 ngày làm việc, trường hợp hồ sơ hợp lệ công ty cổ phần sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh; thông tin chi nhánh sẽ được công bố trên mạng;
- Cách nhận kết quả: Công ty cổ phần nhận kết quả bằng 2 cách nhận qua đường bưu điện và nhận trực tiếp tại bộ phận 1 cửa của cơ quan đăng ký kinh doanh;
- Lệ phí nhà nước của thủ tục: không mất lệ phí nhà nước.
Sau khi thành lập chi nhánh công ty cổ phần cần làm gì?
- Công ty thực hiện khắc con dấu chi nhánh công ty cổ phần;
- Treo biển tại địa chỉ chi nhánh;
- Đăng ký phát hành hóa đơn đối với chi nhánh độc lập nếu có nhu cầu;
- Nộp tờ khai thuế môn bài và nộp thuế môn bài cho chi nhánh với mức lệ phí 1.000.000đ/năm;
- Kê khai các loại thuế GTGT, TNCN, TNDN.
Lưu ý về kê khai thuế:
- Đối với chi nhánh hạch toán độc lập, dù chi nhánh thành lập cùng tỉnh, thành phố hay khác tỉnh, thành phố với trụ sở chính thì nghĩa vụ kê khai tất cả các loại thuế sẽ được thực hiện tại Cơ quan thuế nơi doanh nghiệp đặt chi nhánh.
- Đối với chi nhánh hạch toán phụ thuộc:
- Chi nhánh hạch toán phụ thuộc thành lập cùng tỉnh, thành phố: có nghĩa vụ kê khai các loại thuế tại Cơ quan thuế của trụ sở chính;
- Chi nhánh hạch toán phụ thuộc thành lập khách tỉnh, thành phố: có nghĩa vụ kê khai thuế Môn bài, GTGT, TNCN tại Cơ quan thuế nơi doanh nghiệp đặt chi nhánh;
- Chi nhánh hạch toán phụ thuộc kê khai thuế TNDN tập chung tại Cơ quan thuế của trụ sở chính.
Dịch vụ tư vấn thành lập chi nhánh công ty cổ phần của Luật HT
Công việc của chúng tôi:
- Tư vấn điều kiện thành lập chi nhánh;
- Tư vấn kiểm tra các thông tin và giấy tờ thành lập chi nhánh;
- Soạn thảo hồ sơ thành lập chi nhánh;
- Nộp và theo dõi hồ sơ thành lập chi nhánh
- Nhận và giao kết quả cho khách hàng;
- Tư vấn các thủ tục cần thực hiện sau thành lập chi nhánh.
Những vướng mắc khách hàng gặp phải khi thành lập chi nhánh
Có cần khắc con dấu cho chi nhánh hay không?
- Tùy vào nhu cầu của công ty, có thể khắc con dấu hoặc không khắc con dấu mới.
Chức năng kinh doanh của chi nhánh là gì?
- Chi nhánh được quyền kinh doanh tất cả các ngành nghề của công ty mẹ. Có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp
Thời điểm thực hiện thủ tục thành lập chi nhánh công ty cổ phần ?
- Chi nhánh là đơn vụ phụ thuộc, có doanh nghiệp mới có chi nhánh, do đó chi nhánh thành lập sau khi doanh nghiệp đã thành lập được cấp ĐKDN.
Nên thành lập chi nhánh hay văn phòng đại diện?
- Trường hợp doanh nghiệp cần mở rộng phạm vi, địa bàn để kinh doanh sinh lời thì thành lập chi nhánh công ty.
- Trường hợp doanh nghiệp cần có địa chỉ để tiện giao dịch với đối tác, khách hàng tại những địa điểm khác nhau mà không tiến hành những hoạt động kinh doanh thì nên thành lập văn phòng đại diện.
Mọi vấn đề cần được giải đáp, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:
- Hotline: 0977659898
- Email: info.htlaw@gmail. com
- Zalo: 0977659898